Trẻ khiếm thính và 5 dấu hiệu nhận biết

Trẻ khiếm thính có thể xảy ra khi mới sinh hoặc bắt đầu sau khi sinh. Đây là tình trạng xảy ra khi cơ quan thính giác của trẻ bị tổn thương, khiến trẻ gặp khó khăn khi nghe một số âm thanh có số tần số cao hoặc âm thanh nhất định.

Trẻ khiếm thính và 5 dấu hiệu nhận biết
Trẻ khiếm thính và những dấu hiệu nhận biết

Suy giảm thính lực ở trẻ có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển lời nói, ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội của trẻ. Do vậy, nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu của suy giảm thính lực bạn hãy đưa ngay trẻ đi kiểm tra thính giác và điều trị đúng cách càng sớm càng tốt. Bài viết dưới đây, hãy cùng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, nhu cầu và phương pháp điều trị trẻ khiếm thính tốt nhất nhé!

1. Trẻ khiếm thính là gì?

Khiếm thính ở trẻ được hiểu là sự suy giảm khả năng nghe ở các mức độ khác nhau có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của tai không hoạt động theo cách thông thường bao gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong, dây thần kinh thính giác (âm thanh) và hệ thống thính giác.

Trẻ khiếm thính và 5 dấu hiệu nhận biết
Mất thính lực có thể làm giảm khả năng nói và hiểu ngôn ngữ của trẻ

Mất thính lực có thể làm giảm khả năng nói và hiểu ngôn ngữ của trẻ, ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ hoặc khả năng học tập của trẻ so với các bạn cùng độ tuổi.

Khiếm thính có thể xảy ra khi:

  • Xảy ra khi sinh ra – mất thính lực bẩm sinh (phần lớn là nguyên nhân là do di truyền)
  • Bắt đầu sau khi sinh – mất thính lực mắc phải (do nhiều nguyên nhân gây ra)

Mất thính giác ở trẻ có 3 dạng:

  • Khiếm thính dẫn truyền
  • Suy giảm thính giác thần kinh giác quan
  • Khiếm thính hỗn hợp

Trẻ có thể bị suy giảm thính lực ở 1 hoặc hai cả tai. Với các mức độ suy giảm thính lực như sau:

Trẻ khiếm thính và 5 dấu hiệu nhận biết
Bảng thể hiện các mức độ suy giảm thính giác ở trẻ
  • Mức độ nhẹ (không nghe được âm thanh dưới 26-40 dB),
  • Mức độ trung bình (41-55 dB),
  • Mức độ nặng (56-70 dB),
  • Mức độ sâu (81+ dB). Không thể nghe hầu như tất cả âm thanh được gọi là điếc sâu. Đây là tình trạng suy giảm thính lực nghiêm trọng đến mức trẻ bị suy giảm khả năng xử lý thông tin ngôn ngữ thông qua thính giác, có hoặc không có khuếch đại.

Theo các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, tình trạng trẻ khiếm thính ngày càng phổ biến. Với khoảng 1,9% trẻ em trên toàn thế giới đang gặp các vấn đề về thính giác. Và hơn 1 trong số 1000 trẻ em được kiểm tra thính lực bị mất thính lực vĩnh viễn, dù có triệu chứng hoặc không. Do vậy, việc kịp thời phát hiện và có các phương pháp điều trị mất thính lực ở trẻ đúng cách rất quan trọng. Giúp các em có thể phát triển toàn diện các kỹ năng (ngôn ngữ, hành vi, giao tiếp, xã hội, học tập,…) như trẻ bình thường một cách tốt nhất.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính

Khiếm thính ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xảy ra ở trước, trong và sau khi sinh. Trong đó, có các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: yếu tố bẩm sinh, di truyền về gen, trong thời kỳ mang thai mẹ bị nhiễm khuẩn, sinh non, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa tiết dịch, tích tụ ráy tai, tiếp xúc với tiếng ồn lớn, sử dụng thuốc gây độc cho tai ở phụ nữ mang thai và trẻ em… Tùy vào nguyên nhân mà triệu chứng suy giảm thính lực cũng sẽ khác nhau.

Dưới đây, sẽ là những dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính theo từng độ tuổi (giải đoạn phát triển của trẻ):

2.1. Dấu hiệu nhận biết suy giảm thính lực ở trẻ sơ sinh

Trẻ khiếm thính và 5 dấu hiệu nhận biết
Trẻ sơ sinh thường không có phản ứng quay đầu để xác định tìm vị trí nguồn phát ra âm thanh

Giai đoạn từ 0 đến 4 tháng tuổi:

  • Không giật mình với tiếng động lớn
  • Không có phản ứng quay đầu hoặc di chuyển mắt để xác định vị trí nguồn phát ra âm thanh.
  • Không phản hồi với giọng nói của bạn như mỉm cười hoặc thủ thỉ
  • Bình tĩnh trước một giọng nói quen thuộc

Giai đoạn từ 4 đến 9 tháng tuổi:

  • Em bé không nhận thấy âm thanh xung quanh mình,
  • Không mỉm cười khi được nói chuyện, bập bẹ và hiểu những từ đơn giản
  • Không chú ý đến các đồ chơi phát ra âm thanh
  • Không quay đầu về phía những âm thanh quen thuộc

Giai đoạn từ 9 đến 15 tháng tuổi:

  • Trẻ gặp khó khăn để tạo ra nhiều âm thanh bập bẹ khác nhau
  • Không lặp lại một số âm thanh đơn giản
  • Chậm phản ứng với các yêu cầu cơ bản của mẹ
  • Không sử dụng giọng nói của bé để thu hút sự chú ý từ mọi người xung quanh

Giai đoạn từ 15 đến 24 tháng tuổi:

  • Bé chưa thể sử dụng nhiều từ đơn giản
  • Không chỉ vào các bộ phận cơ thể khi bạn hỏi
  • Không chỉ vào những đồ vật quen thuộc mà bạn đặt tên
  • Chưa biết cách đặt tên cho các đối tượng thông thường
  • Không nghe các bài hát, vần điệu và câu chuyện theo sở thích
  • Không tập làm theo các lệnh cơ bản

2.2. Dấu hiệu mất thính giác ở trẻ mới biết đi và trẻ trong độ tuổi đi học

Trẻ khiếm thính và 5 dấu hiệu nhận biết
Ở độ tuổi đi học, trẻ khiếm thính sẽ khó tập trung học tập, thiếu chú ý trong lớp
  • Khó hiểu những gì mọi người đang nói.
  • Nói khác với những đứa trẻ khác cùng tuổi.
  • Không trả lời khi được gọi
  • Trả lời câu hỏi một cách không thích hợp (hiểu lầm).
  • Tăng âm lượng TV hoặc ngồi rất gần TV để nghe.
  • Thiếu tập trung, chú ý
  • Kết quả học tập không tốt, đặc biệt nếu vấn đề này trước đây không xuất hiện.
  • Có sự chậm trễ về lời nói hoặc ngôn ngữ hoặc có vấn đề khi hiểu mọi thứ.
  • Quan sát người khác để bắt chước hành động của họ, ở nhà hoặc ở trường.
  • Phàn nàn về đau tai, ù tai, cảm thấy khó nghe khi có tiếng ồn quá lớn.
  • Không thể hiểu qua điện thoại hoặc phải chuyển qua tai không bị mất thính lực để nói chuyện điện thoại.
  • Nói “cái gì?” hoặc “hả?” vài lần một ngày.
  • Quan sát khuôn mặt của người nói rất chăm chú (để hiểu mọi người đang nói gì qua hình thức đọc môi (đọc nhép)

Trẻ sơ sinh và trẻ em cần đạt được các mốc quan trọng ở những độ tuổi của chúng trong cách chúng chơi, học, giao tiếp và hành động. Nếu có bất kỳ sự chậm trễ nào trong số mốc thời gian trên thì đây có thể là dấu hiệu của mất thính giác hoặc các vấn đề phát triển khác mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.

3. Trẻ khiếm thính có những khó khăn gì?

Trẻ khiếm thính và 5 dấu hiệu nhận biết
Trẻ khiếm thính sẽ luôn cảm thấy chán nản, gặp khó khăn trong việc kết bạn, ảnh hưởng đến kết quả học tập

Thính giác rất quan trọng đối với sự phát triển lời nói và ngôn ngữ cũng như việc học của trẻ. Quá trình nghe âm thanh và từ ngữ giúp trẻ học cách nói và hiểu. Khi một đứa trẻ bị khiếm thính sẽ bỏ lỡ những âm thanh này. Điều này có thể gây ra các vấn đề về nói, đọc, học tập ở trường và các kỹ năng xã hội.

Dưới đây là một số những khó khăn trẻ khiếm thính gặp phải:

  • Kỹ năng nói và ngôn ngữ chậm Trẻ khiếm thính
  • Gặp vấn đề học tập ở trường (kết quả học tập không tốt, do tiếp thu kiến thức chậm, thiếu tập trung, không theo kịp bạn bè,…)
  • Khó khăn trong việc định vị âm thanh và làm giảm khả năng nghe trong môi trường ồn ào như lớp học.
  • Khó khăn trong việc hiểu từ ngữ và phát âm các từ không chính xác
  • Trẻ khiếm thính không thể nghe rõ âm thanh (như khó sử dụng các từ có âm như s, sh, f, t hoặc k; …)
  • Cảm thấy chán nản, đơn độc, không suy nghĩ không tốt về bản thân
  • Gặp khó khăn khi kết bạn, giao tiếp với mọi người.

4. Nhu cầu của trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thính và 5 dấu hiệu nhận biết
Hãy thường xuyên giao tiếp trò chuyện với trẻ khiếm thính

Để trẻ khiếm thính có thể phát triển toàn diện các kỹ năng như những đứa trẻ bình thường việc phát hiện sớm suy giảm thính lực, kịp thời có biện pháp can thiệp và điều trị trẻ khiếm thính có ý nghĩa rất quan trọng. Giúp hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và trí tuệ của trẻ.

Bạn nên:

  • Kiểm tra thính giác cho trẻ sơ sinh (trước 1 tháng tuổi)
  • Kiểm tra thính lực toàn diện cho trẻ định kỳ
  • Trẻ em nên được kiểm tra thính lực trước khi nhập học hoặc bất kỳ lúc nào có lo lắng về thính lực của trẻ.
  • Thường xuyên trò chuyện giao tiếp với trẻ, học các cách giao tiếp với trẻ như thông qua ngôn ngữ ký hiệu,…
  • Gia đình nên giữ liên lạc với giáo viên, bạn bè của các bé để cùng quan tâm, chăm sóc giúp trẻ có thể học cách giao tiếp và tham gia vào các hoạt động ở trường và các hoạt động khác.
  • Dùng ký hiệu, tranh ảnh, hình vẽ…. để giao tiếp với trẻ: Cha mẹ nên treo nhiều tranh thể hiện đồ vật trên tường và cùng trẻ ôn tập cách gọi tên các đồ vật đó hàng ngày.
  • Kiên nhẫn đối với trẻ, không nên la mắng hoặc đòi hỏi trẻ phải nhớ tất cả những gì đã được dạy trước đó.
  • Áp dụng các phương pháp điều trị khiếm thính cho trẻ thích hợp tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ mất thính lực như:

+ Sử dụng máy trợ thính để khếch đại âm thanh

+ Cấy ghép ốc tai điện tử (trong trường hợp mất thính giác nghiêm trọng hoặc sâu)

+ Kết hợp liệu pháp ngôn ngữ với thiết bị nghe hỗ trợ

+ Sử dụng thuốc và phẫu thuật để điều chỉnh một số dạng mất thính giác

  • Khích lệ trẻ mang máy trợ thính hàng ngày: kiểm tra pin, thường xuyên hỏi con có bị đau tai và vệ sinh sạch sẽ dụng cụ.

Trên đây là những thông tin về trẻ khiếm thính, những dấu hiệu nhận biết và các biện pháp hỗ trợ, điều trị mất thính lực tốt nhất mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ đến các bạn. Khi phát hiện những triệu chứng về suy giảm thính lực ở trẻ bạn hãy đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để giảm tác động của việc mất thính lực đối với sự phát triển ngôn ngữ và học tập của trẻ.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *