Thính giác là bộ phận quan trọng đối với con người, mọi sự thay đổi bất thường về đôi tai đều có thể là dấu hiệu của 1 vấn đề hoặc bệnh lý mà tai đang gặp phải. Một trong số đó là tình trạng ù tai trái. Hiện tượng này xảy ra khi bạn nghe thấy những âm thanh lạ xuất hiện bên trong tai hoặc trong đầu chỉ ở bên tai trái. Nó có thể xảy ra thường xuyên hoặc thỉnh thoảng, mà không có âm thanh bên ngoài.
Những biểu hiện của ù tai trái ở giai đoạn đầu thường rất nhẹ nên bạn có thể bỏ qua hoặc không để ý, đến khi chúng gây cảm giác khó chịu thì mới tìm cách khắc phục hoặc điều trị. Thói quen này có thể khiến thính giác của bạn yếu đi, suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Hãy cùng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu về những điều cần biết về ù tai trái qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ù tai trái là gì?
Ù tai nói chung và ù tai trái nói riêng là cảm giác nghe thấy âm thanh phát ra từ trong tai hoặc trong đầu của bạn, chứ không phải bên ngoài cơ thể (tức là âm thanh không có bên ngoài thực tế mà chỉ bạn nghe thấy được).
Những âm thanh đặc trưng mà người mắc chứng ù tai trái thường nghe thấy như: tiếng vo ve, nghiến răng, rít, huýt sáo, tiếng gầm rú hoặc âm thanh giống như nhịp tim của bạn. Bạn có thể nghe thấy những âm thanh giống nhau hoặc những âm thanh khác nhau mỗi lần. Chúng có thể khác nhau về cao độ hoặc cường độ, từ tiếng gầm thấp đến tiếng rít cao. Ù tai trái có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, trong vài giây hoặc vài phút gây khó chịu cho người mắc.
Ù tai trái không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng cho thấy bạn đang gặp các vấn đề tiềm ẩn khác như: tai có vấn đề, mất thính giác, rối loạn chức năng cơ, tích tụ ráy tai, chấn thương tai, rối loạn tuần hoàn, mắc một số bệnh lý khác như (Bệnh Meniere, U dây thần kinh âm thanh, chấn thương đầu (chấn động) và chấn thương cổ (có thể ảnh hưởng đến tai trong hoặc các chức năng liên quan đến thính giác của não),…
Ù tai trái tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài không có phương pháp can thiệp và điều trị đúng cách, nó có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ của người mắc như mệt mỏi, stress, mất ngủ, trầm cảm, ngại giao tiếp,… thậm chí là kéo theo nhiều bệnh lý khác xảy ra.
2. Tìm hiểu về ù tai trái
2.1. Các triệu chứng của ù tai trái
Ù tai, ù tai trái có 2 dạng phổ biến: ù tai chủ quan và ù tai khách quan, với các triệu chứng khác nhau:
- Ù tai ở một bên tai (ù tai trái)
- Nghe thấy những tiếng động ảo khác như tiếng nhấp chuột, gầm rú, tiếng rít, ù, vo ve, tiếng kêu, động cơ đang chạy, mài thép hoặc nước máy nhỏ giọt,….
- Những âm thanh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn
- Âm thanh có thể bắt đầu đột ngột hoặc thay đổi về âm lượng hoặc thời lượng
- Nghe thấy âm thanh bên trong tai đi kèm với mất thính giác hoặc chóng mặt, suy giảm chức năng thần kinh
- Luôn cảm thấy đau tai, khó chịu, ngủ không ngon giấc, khó tập trung,
- Nghe thấy những tiếng động ảo rõ nhất trong môi trường yên tĩnh
2.2. Nguyên nhân gây ù tai trái
Ù tai trái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cho đến nay có khoảng 40% các trường hợp ù tai, ù tai trái không rõ nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ù tai trái phổ biến nhất:
- Tổn thương tế bào lông tai trong
- Nhiễm trùng tai
- Tắc nghẽn ráy tai
- Những thay đổi trong xương tai
- Suy giảm thính lực do tuổi tác
- Giảm thính lực do tiếng ồn
- Tiếp xúc với âm thanh lớn
- Sử dụng một số loại thuốc dùng quá liều lượng (thuốc chống sốt rét, thuốc kháng sinh như aspirin, ibuprofen), thuốc điều trị chống ung thư,…
- Bệnh Meniere
- Co thắt cơ (trong tai)
- Cholesterol cao
- Huyết áp cao
- Các vấn đề về tim mạch
- Rối loạn não
2.3. Ai dễ mắc chứng ù tai trái?
Những người dễ mắc triệu chứng ù tai trái bao gồm:
- Ù tai có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn. Trong đó, đối tượng dễ mắc ù tai nhất là người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.
- Người thường xuyên tiếp xúc với âm thanh lớn: Tham dự một buổi hòa nhạc lớn, nghe nhạc tại các quán bar có thể gây ra chứng ù tai tạm thời, chỉ kéo dài một hoặc hai ngày.
- Người dễ bị dị ứng với thời tiết, hoặc côn trùng: gây ngứa hoặc sưng ống tai, cảm giác đầy hơi hoặc tai bị tắc nghẽn, tích tụ áp suất chất lỏng trong tai,…
- Người sử dụng một số loại thuốc quá liều: Có thể gây ra chứng ù tai cấp tính, trong thời gian ngắn, thường kéo dài trong suốt thời gian bạn sử dụng thuốc.
- Người mắc bệnh Meniere, một tình trạng của tai trong có thể liên quan đến chất lỏng ở tai trong.
- Người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng nhiều chất caffeine
2.4. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu của ù tai trái nêu trên, hãy nên đến gặp ngay các bác sĩ tai mũi họng và chuyên gia thính học để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Quá trình kiểm tra thính lực các bác sĩ sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khoẻ đôi tai của mình ở thời điểm hiện tại, nguyên nhân cũng như như tìm ra giải pháp chữa trị chứng ù tai hiệu quả nhất.
Trong một số trường hợp, đột nhiên bạn ù tai, mà trước đây chưa từng xuất hiện các triệu chứng đó có thể bạn đang gặp tình trạng mất thính lực khởi phát đột ngột. Lúc này thính lực giảm đột ngột ở một bên tai, thường kèm theo ù tai một bên. Tình trạng này cần được điều trị ngay lập tức trong vòng 48 giờ để có cơ hội phục hồi thính giác tốt nhất và không bị ù tai.
2.5. Làm thế nào để phòng ngừa chứng ù tai trái?
Ù tai trái có thể được phòng ngừa bằng một lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, bảo vệ đôi tai, kiểm soát các âm thanh gây ảnh hưởng đến thính giác:
- Tránh gây nhiễm trùng tai
- Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác trong những trường hợp phải tiếp xúc với âm thanh lớn thường xuyên
- Đôi tai cần có thời gian nghỉ ngơi khi tiếp xúc với tiếng ồn
- Tạo khoảng cách với âm thanh lớn (đứng xa chỗ phát trực tiếp âm thanh)
- Hạn chế đeo tai nghe nghe nhạc trong thời gian dài với âm lượng lớn
- Tránh sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia,…
- Duy trì lối sống lành mạnh (tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống hợp lý,…)
- Giảm cẳng thẳng, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Tránh hoặc giảm uống thuốc ảnh hưởng đến thính giác
- Trong môt số trường hợp, nên sử dụng máy trợ thính, hoặc cấy ghép ốc tai điện tử có thể giúp ích cho mọi người khi mất thính lực kèm theo chứng ù tai.
Sớm nhận biết các dấu hiệu của ù tai trái là biện pháp quan trọng hàng đầu trong điều trị triệu chứng này. Vì vậy, khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường như trong tai xuất hiện những âm thanh lạ, nghe kém,… bạn hãy đến ngay các trung tâm thính lực để được thăm khám và điều trị ù tai đúng cách giúp đôi tai luôn khoẻ mạnh.