Điếc một bên tai hay còn gọi là mất thính giác ở một bên tai là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Người mắc điếc một bên tai thường gặp khó khăn trong việc xác định nguồn phát ra âm thanh, khó nghe âm thanh khi có tiềng ồn xung quanh cũng như vấn đề giao tiếp bị ảnh hưởng,… Vậy điếc một bên tai là gì? Nguyên nhân nào khiến bạn bị mất thính giác ở một bên tai và làm sao để điều trị tình trạng này? Mời bạn tham khảo bài viết của Maytrothinhnhatban.com dưới đây.
Contents
1. Điếc một bên tai là gì?
Điếc một bên tai được hiểu là sự suy giảm hoặc mất hoàn toàn thính lực (khả năng nghe) ở một bên tai (tai trái hoặc tai phải) không thể nghe được từ một bên tai, trong khi tai còn lại vẫn có thể nghe rõ bình thường. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, dẫn đến những khó khăn trong việc nhận thức âm thanh cũng sẽ khác nhau ở từng.
Cũng giống như điếc cả 2 tai, điếc một bên tai cũng được phân thành 4 mức độ điếc khác nhau, bao gồm:
- Mức độ điếc nhẹ: Người bệnh chỉ có thể phát hiện âm thanh từ 25 đến 29 decibel (dB). Đồng thời, gặp khó khăn khi hiểu những từ mà người khác đang nói, đặc biệt nếu có nhiều tiếng ồn xung quanh.
- Mức độ điếc vừa (trung bình): Người bệnh chỉ có thể phát hiện âm thanh từ 40 đến 69 dB.
- Mức độ điếc nặng: Người bệnh chỉ nghe được âm thanh trên 70 đến 89 dB.
- Mức độ điếc rất nặng: Không nghe được âm thanh dưới 90dB. Một số người bị điếc nặng hoàn toàn không thể nghe thấy gì, ở bất kỳ mức độ decibel nào. Tức là hoàn toàn không thể phát hiện ra nguồn phát ra âm thanh.
Mất thính lực ở một bên tai có thể xảy ra tạm thời hoặc kéo dài vĩnh viễn. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể trở nên nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Đặc biệt ở những trường hợp người bị mất thính lực đột ngột, sẽ nhận thấy ngay lập tức khả năng nghe bị giảm đột ngột hoặc biến mất hoàn toàn ở tai bị ảnh hưởng.
Ngoài dấu hiệu nhận biết điếc một bên tai phổ biến nhất là khó xác định được nguồn phát ra âm thanh. Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh như: yếu tố bẩm sinh – một số người sinh ra đã không thể nghe được, hoặc những người khác đột nhiên bị điếc một bên do tuổi tác, tai nạn hay bệnh tật,… Mà các dấu hiệu nhận biết mất thính giác ở một bên tai cũng sẽ khác nhau.
Ở hầu hết mọi người, các triệu chứng của bệnh điếc một bên sẽ tiến triển dần dần theo thời gian.
Ví dụ: với trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ em có các dấu hiệu như:
- Trước 4 tháng tuổi, em bé không quay đầu về phía có tiếng ồn.
- Đến 12 tháng tuổi, bé vẫn chưa thốt ra được một từ nào.
- Trẻ sơ sinh không bị giật mình bởi tiếng ồn lớn.
- Trẻ nói với giọng rất lớn và có xu hướng tạo ra những tiếng động to hơn bình thường.
- Khi đứa trẻ nói, lời nói của chúng không rõ ràng.
- Trẻ có xu hướng bị chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói
- Đến tuổi đi học, trẻ thường bị mất tập trung, xao nhãng trong học tập
2. Nguyên nhân gây điếc một bên tai
Trên thực tế, điếc một bên tai thường do nhiều yếu tố gây ra, do vậy rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Dưới đây, là các nguyên nhân gây mất thính giác ở một bên tai thường gặp như:
- Do tuổi tác: Theo thời gian, khả năng nghe sẽ giảm dần khi bạn già đi, với một bên tai thường trở nên yếu hơn bên kia.
- Tích tụ ráy tai: Khiến các âm thanh có thể bị bóp nghẹt hoặc nhỏ hơn bình thường.
- Nhiễm trùng tai: Gây ra tích tụ chất lỏng, chặn âm thanh từ tai trong của bạn.
- Mất thính giác đột ngột: Điếc đột ngột do chấn thương từ lực tác động mạnh hoặc do tiếng ồn lớn xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và tái phát thành nhiều đợt liên tục.
- Chấn thương đầu hoặc tai: Có thể gây mất thính giác do làm tổn thương từ vùng tai trong trở vào đến não hoặc các bộ phận tiếp nhận, xử lý những xung động về thính giác của não.
- Người mắc bệnh Ménière: Thường xảy ra ở người lớn trong độ tuổi từ 40 đến 60, với biểu hiện thường gặp như chóng mặt, ù tai thường xuyên, mất ngủ,…
- Thuốc gây độc cho tai: Do tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây mất thính lực ở một bên tai như aspirin, thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, và một số thuốc kháng sinh khác.
- Yếu tố bẩm sinh: Những trẻ sinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh hoặc mẹ bị bệnh trong khi mang thai,… có thể gây mất thính lực bẩm sinh ở trẻ.
- Các bệnh lý về tai như: viêm tai giữa, viêm tai ngoài, ù tai,…
- U dây thần kinh thính giác: Gây tổn thương tai trong và các dây thần kinh thính giác.
- Có các dị vật trong tai: Vấn đề thường gặp ở trẻ em, khi không may trẻ có dị vật lạ như đồ chơi, tăm bông, côn trùng,… trong tai có thể gây thủng màng nhĩ, dị vật qua lỗ thủng vào tai giữa, khiến trẻ bị điếc.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây điếc một bên tai như:
- Các vấn đề về tim mạch
- Các bệnh bệnh như sởi, quai bị, thuỷ đậu, bệnh tiểu đường và viêm màng não
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Các bệnh tự miễn (ví dụ như viêm khớp dạng thấp)
- Các vấn đề về tuần hoàn (ví dụ như viêm mạch máu)
- Chứng đau nửa đầ
3. Tác hại của điếc một bên tai
Điếc một bên tai có thể gây ra những tác hại ngay lập tức cho người mắc hoặc có những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài về giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có thể nói đến một số nguy hại phổ biến của điếc một bên dễ gặp nhất như:
- Giảm khả năng nghe: Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc xác định nguồn phát ra âm thanh, vì một trong 2 hai bị điếc sẽ hoạt động trễ hơn so với tai bình thường. Nên quá trình nhận thức thính giác hay còn gọi là nghe hai tai sẽ bị ảnh hưởng. Trở ngại này sẽ khiến cho việc phát triển và duy trì các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp của bạn ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
- Khó nghe âm thanh khi có tiếng ồn xung quanh: Điều này khiến bạn gặp khó khăn việc giao tiếp với mọi người, thường xuyên yêu cầu người khác lặp lại những gì họ đang nói hoặc hiểu không đúng nội dung các cuộc trò chuyện hoặc trong gia đình sẽ phàn nàn về việc bạn mở tivi, radio quá to;…
- Khó khăn trong việc học tập và làm việc: Một trong những vấn đề phổ biến đối với những người bị điếc một bên là gặp khó khăn trong việc nghe và sử dụng các âm thanh tần số cao hay còn gọi là “hiệu ứng bóng đầu” như các âm “f”, “s”, “sh”, “l,” và “k”,…
- Suy giảm nhận thức: Mất thính lực có thể dẫn đến thiếu kích thích các giác quan ảnh hưởng đến sức khỏe của não bộ. Nếu không được điều trị, mất thính lực có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, nhất là ở người cao tuổi.
- Ảnh hưởng về mặt tâm lý và các vấn đề sức khoẻ khác: Điếc một bên có thể gây ra các triệu chứng căng thẳng, chóng mặt, mất ngủ;.. lâu dài dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, bệnh tiêu chảy, bệnh Ménière (với triệu chứng là mất thăng bằng) điều này có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Cũng như ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội và cảm xúc như lúng túng, cô đơn, ngại giao tiếp, thất vọng, tức giận vô cớ, lo âu, trầm cảm, thiếu tập trung,…
4. Cách khắc phục tình trạng điếc một bên
Người bị điếc một bên tai hoàn toàn có thể cải thiện được khả năng nghe của mình khi lựa chọn đúng phương pháp điều trị với nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ thính lực. Dưới đây là các giải pháp điều trị mất thính lực ở một bên tai phổ biến hiện nay:
Sử dụng máy trợ thính thông thường: Thiết bị cho phép âm thanh tần số thấp đi vào tai như bình thường và âm thanh tần số cao được khuếch đại giúp người bệnh cải thiện khả năng nghe trong môi trường nhiều tiếng ồn. Phương pháp phù hợp với những người bị điếc một bên tai mức độ nhẹ và trung bình.
Phẫu thuật: Giải pháp điều trị điếc một bên tai phù hợp trong trường hợp để loại bỏ một khối u, hoặc dị dạng màng nhĩ và xương.
Loại bỏ tắc nghẽn ráy tai
Cấy ghép ốc tai điện tử: Giúp người bị mất thính lực do tổn thương tế bào lông trong ốc tai. Cấy ghép thường cải thiện khả năng hiểu giọng nói tốt hơn ngay cả khi có tiếng ồn xung quanh.
Sử dụng thuốc: Với một số nguyên nhân có thể gây mất thính lực, chẳng hạn như nhiễm trùng tai, có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm.
Sử dụng các loại máy trợ thính đặc biệt: Giúp định vị âm thanh tốt hơn và phân biệt tiếng ồn xung quanh như:
+ Máy trợ thính CROS: Thiết bị được thiết kế để điều trị tình trạng mất thính lực ở một bên tai gần như hoàn toàn. Hệ thống này truyền âm thanh không dây từ tai điếc đến tai tốt hơn thông qua thiết bị phát được đặt phía sau tai điếc. Máy phát thu nhận âm thanh và truyền không dây đến thiết bị trợ thính của máy thu trên tai nghe bình thường.
+ Máy trợ thính BiCROS: tương tự như CROS về tính năng, BiCROS có thiết kế phù hợp với những người bị mất thính lực ở một bên tai từ trung bình đến nặng. Thiết bị sau không chỉ nhận được tín hiệu từ máy phát mà còn nhận được âm thanh khuếch đại của máy trợ thính.
Ngoài ra, để hạn chế tối đa nguy cơ bị điếc một bên tai, bạn cũng nên có các biện pháp giúp bảo vệ thính giác của mình như:
- Không bật âm lượng các thiết bị quá lớn như: TV, radio, máy nghe nhạc và đồ chơi cho trẻ.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác khi làm việc trong môi trường tiếng ồn như nút tai hoặc bịt tai.
- Không tuỳ tiện sử dụng tăm bông, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, trẻ em
- Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn tại các địa điểm giải trí như buổi hoà nhạc, sự kiện,…
Hy vọng với những thông tin mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ trên, đã giúp bạn có biết thêm những kiến thức bổ ích về bệnh điếc một bên tai, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh tốt nhất. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp liên quan đến các vấn đề về thính giác, cũng như tìm hiểu về máy trợ thính chất lượng, uy tín hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 058 542 9888 để được tư vấn sớm nhất!