Trong cuộc sống hiện đại, dưới áp lực của công việc, sự ô nhiễm tiếng ồn và yếu tố tuổi tác đã dẫn đến các bệnh lý về tai ngày càng gia tăng. Một trong số đó là bệnh điếc tiếp nhận (hay còn gọi là nghe kém tiếp nhận, mất thính giác thần kinh giác quan, suy giảm thính lực thần kinh giác quan). Đây là một dạng suy giảm thính lực do các vấn đề về tai trong, còn được gọi là mất thính lực liên quan đến dây thần kinh, dẫn đến tình trạng làm giảm khả năng cảm nhận âm thanh của người mắc. Việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị điếc tiếp nhận hiệu quả sẽ giúp người bệnh cải thiện được khả năng nghe, dễ dàng giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là những thông tin về bệnh điếc tiếp nhận Maytrothinhnhatban.com chia sẻ đến bạn, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Điếc tiếp nhận là gì?
Điếc tiếp nhận là một dạng mất thính lực vĩnh viễn, xảy ra ở ốc tai. Khi các dây thần kinh tai trong và các tế bào lông bị tổn thương – có thể do tuổi tác, tác hại của tiếng ồn hoặc một số nguyên nhân khác, gây ra sự gián đoạn quá trình dẫn truyền âm thanh từ tai trong đến não gọi là âm thanh, làm giảm khả năng nghe một phần hoặc toàn bộ của người mắc.
Suy giảm thính lực do giác quan có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, trong đó, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Hầu hết người bị điếc tiếp nhận ban đầu đều không nhận biết được những thay đổi, suy giảm khả năng nghe của mình. Chỉ đến khi ở mức độ nặng hơn (điếc trung bình, điếc nặng) mới phát hiện ra bệnh. Do vậy, quá trình khắc phục, cải thiện khả năng nghe cũng gặp khó khăn rất nhiều. Để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, người mắc nên thường xuyên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
2. Nguyên nhân gây điếc tiếp nhận
Điếc tiếp nhận do nhiều yếu tố gây ra, thường gặp nhất là do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do tiếp xúc với tiếng ồn lớn, tổn thương dây thần kinh thính giác. Các nguyên nhân phổ biến của nghe kém tiếp nhận bao gồm:
- Yếu tố tuổi tác: Đây là nguyên nhân chính của tất cả các dạng mất thính giác hiện nay. Theo thời gian, các bộ phận dẫn truyền âm thanh ở tai trong hay bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não sẽ bị thoái hoá, khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh điếc tiếp nhận.
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Âm thanh lớn là một trong những nguyên nhân làm tổn thương các tế bào lông nhạy cảm trong ốc tai như tiếng súng hoặc tiếng nổ hoặc tiếp xúc lâu với mức độ tiếng ồn cao. Nó có thể xảy ra ngay lập tức hoặc dần dần theo thời gian. Kết quả là thính giác bị bóp nghẹt sau chấn thương do tiếng ồn, kèm theo dấu hiệu bị ù tai, cho thấy tai đã bị tổn thương vĩnh viễn ở một mức độ nhất định.
- Tổn thương dây thần kinh thính giác: các tế bào lông nhạy cảm bên trong ốc tai (một phần của tai trong), truyền các xung động từ ốc tai đến trung tâm thính giác trong não.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
- Do gen di truyền
- Virus hoặc bệnh tật như bệnh sởi, viêm màng não, quai bị và và một số rối loạn tự miễn dịch,…
- Chấn thương đầu
- Dị dạng cấu trúc của tai trong
- Bệnh Ménière (một rối loạn của tai trong có thể ảnh hưởng đến thính giác và thăng bằng)
- Xơ cứng tai
- Khối u
- Sử dụng một số loại thuốc gây hại cho tai như thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc trị sốt rét,…
- Tăng huyết áp
- Khối u ảnh hưởng thính giác
- Đột quỵ
- Hút thuốc là
- Béo phì
3. Các biểu hiện của điếc tiếp nhận
Nghe kém tiếp nhận có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, mất thính lực đột ngột hoặc dần dần theo thời gian mà biểu hiện của bệnh cũng sẽ khác nhau. Dưới đây, là một số biểu hiện thường gặp của người mắc bệnh điếc tiếp nhận như:
– Khó nghe các âm thanh giọng nói cụ thể như phụ âm B với âm P và Ts với âm C,…
– Thường xuyên yêu cầu người khác lặp lại những gì họ đang nói hoặc hiểu sai nội dung các cuộc trò chuyện.
– Khó nghe âm thanh tại những nơi ồn ào, có tiếng ồn lớn.
– Tăng âm lượng radio hoặc TV quá to
– Ù tai
– Chảy máu tai
– Đau tai sâu hoặc đau trong ống tai
– Áp lực hoặc cảm giác “ngột ngạt” bên trong tai
– Chóng mặt hoặc các vấn đề về thăng bằng
– Buồn nôn
Suy giảm thính lực thần kinh giác quan tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây cản trợ các hoạt động bình thường, khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày, hoặc nặng dần theo thời gian người mắc sẽ gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, mất trí nhớ và suy giảm nhận thức.
4. Khi nào nên khám thính lực
Nếu bạn cảm thấy thính giác thay đổi như khả năng nghe bị giảm đột ngột ở một hoặc cả hai tai, khó nghe âm thanh, ù tai, đau tai hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng tai,… đừng chủ quan, hãy nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thính giác sớm để được kiểm tra và thăm khám.
Việc xác định được nguyên nhân cũng như mức độ suy giảm thính lực bạn đang gặp phải sẽ là cách tốt nhất giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị cải thiện khả năng nghe hiệu quả nhất cho bạn.
5. Cách khắc phục, phương pháp điều trị điếc tiếp nhận
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, đã có rất nhiều phương pháp giúp người bị điếc tiếp nhận có thể cải thiện khả năng nghe tốt nhất. Một trong số đó là các cách khắc phục bao gồm:
- Sử dụng máy trợ thính: thiết bị điện tử giúp cải thiện thính giác bằng cách tăng âm lượng âm thanh đi vào tai bạn.
- Cấy ghép ốc tai: thiết bị thính giác nhỏ được cấy ghép nằm bên trong tai trong (dưới da).
- Cấy ghép thân não thính giác: thiết bị được cấy ghép bằng phẫu thuật chỉ được sử dụng trong một số trường hợp mất thính lực nghiêm trọng, nơi dây thần kinh thính giác không hoạt động bình thường.
- Đọc bằng môi hoặc ngôn ngữ ký hiệu: hình thức giao tiếp dành cho những người bị mất thính lực trầm trọng, nơi khả năng nói và hiểu người khác cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài những cách khắc phục, điều trị điếc tiếp nhận nêu trên. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống, cách tốt nhất là bạn hãy tự bảo vệ đôi tai của mình bằng cách:
- Tránh tiếp xúc với âm thanh lớn hoặc hạn chế tiếp xúc hoặc ở gần chúng.
- Đeo thiết bị bảo vệ thính giác khi phải làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn liên tục
- Cho tai có thời gian để phục hồi sau khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
- Không tuỳ ý đưa bất cứ vật nhọn nào vào tai.
- Thường xuyên tập thể dục, giúp máu lưu thông khắp cơ thể, bao gồm cả tai. Điều này giúp các bộ phận bên trong tai luôn khỏe mạnh.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho thính giác vào chế độ ăn hàng ngày.
- Kiểm tra thính lực định kỳ 2-3 lần/năm.
Điếc tiếp nhận tuy không thể chưa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh luôn cảm thấy tự tin trong giao tiếp, cải thiện khả năng nghe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.