Nghe tiếng bụp bụp trong tai là bị làm sao?

Hầu hết mọi người chúng ta có thể đã từng gặp tình trạng nghe tiếng bụp bụp trong tai hay nghe những âm thanh lạ khác phát ra từ trong tai. Tình trạng này có thể xảy ra ngắt quãng hoặc liên tục, kéo dài vĩnh viễn và do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy nghe tiếng bụp bụp trong tai là bị làm sao? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiện tượng nghe thấy tiếng bụp bụp trong tai phù hợp? Hãy cùng Maytrothinhnhatban.com giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây!

Nghe tiếng bụp bụp trong tai là bị làm sao?
Nghe tiếng bụp bụp trong tai cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Nghe tiếng bụp bụp trong tai là bị gì?

Nghe tiếng bụp bụp trong tai thực chất là dấu hiệu của chứng ù tai là hiện tượng nghe thấy âm thanh bất thường khác nhau phát ra từ trong tai khi không có âm thanh nào bên ngoài.

Ù tai không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của sự thay đổi thính giác do tuổi tác, chấn thương tai hoặc là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn đã có sẵn trong cơ thể như bị nhiễm trùng hoặc chấn thương do tiếp xúc với tiếng ồn. Triệu chứng này thường chỉ xảy ra ở một bên tai đi kèm với các cơn chóng mặt, nguy hiểm hơn nếu chứng ù tai kéo dài có thể dẫn đến ù cả hai tai vĩnh viễn.

Nghe tiếng bụp bụp trong tai là bị làm sao?
Nghe tiếng bụp bụp trong tai là một dấu hiệu của chứng ù tai. Ù tai thường xảy ra ở một hoặc cả hai tai, có thể liên tục hoặc không liên tục

Ngoài nghe thấy tiếng bụp bụp trong tai, người bị ù tai còn nghe thấy những âm thanh khác như tiếng vo ve, huýt sáo, tiếng chim, tiếng côn trùng,…

Mức độ và âm lượng nghe thấy những âm lạ ở mỗi người là khác nhau. Một số người có thể nghe thấy tiếng bụp bụp theo từng cơn, tạm thời, âm thanh nhẹ nhàng nhưng cũng có trường hợp tiếng bụp bụp kéo dài liên tục, âm thanh khá lớn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghe tiếng bụp bụp trong tai, ù tai

Hiện tượng nghe thấy tiếng bụp bụp trong tai, ù tai có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là:

  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếng ồn lớn có thể gây tổn thương các tế bào lông nhỏ trong ốc tai, khi bị hỏng các tế bào này sẽ không thể phục hồi như bình thường. Do vậy, người phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn liên tục có cường độ trên 80dB (pháo nổ, tiếng súng, báo động khẩn cấp, loa lớn tại một buổi hòa nhạc) sẽ rất dễ mắc chứng ù tai.
Nghe tiếng bụp bụp trong tai là bị làm sao?
Tiếp xúc với tiếng âm thanh có cường độ lớn kéo dài là nguyên nhân phổ biến gây ù tai
  • Quá nhiều ráy tai: Khi ráy tai tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nút ráy tai gây ra vấn đề tắc nghẽn ống tai. Điều này khiến cho việc dẫn truyền âm thanh vào tai trong bị ảnh hưởng, kết quả là người mắc sẽ cảm thấy âm thanh phập phồng trong tai, rất khó chịu.
  • Nhiễm trùng tai giữa hay còn gọi là viêm tai giữa: Thường do nhiễm trùng do vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong ống thính giác, ống nhỏ chạy từ tai giữa với mặt sau của cổ họng. Nhiễm trùng tai giữa khiến ống thính giác bị tắc nghẽn do chứa đầy chất lỏng, dẫn đến ù tai và chóng mặt. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Tổn thương hệ thống thính giác (rối loạn thần kinh thính giác): có thể liên quan đến cấu trúc thính giác, tổn thương khớp nối giữa các tế bào lông trong và dây thần kinh thính giác, hoặc các bất thường chức năng của dây thần kinh thính giác.
  • Yếu tố tuổi tác: Cùng với yếu tố do tiếp xúc với tiếng ồn, một nguy cơ phổ biến khác gây ù tai là vấn đề tuổi già. Càng lớn tuổi, các tế bào cảm giác (tế bào lông) sẽ bị thoái hoá và tổn thương thần kinh, dẫn đến tình trạng ù tai đi kèm với nguy cơ thính giác suy giảm, mất thính lực, điếc.
  • Những thay đổi trong lưu lượng máu: huyết áp cao hoặc thiếu máu, xơ vữa động mạch, dòng máu rối loạn, dị dạng các mao mạch, và thậm chí là các khối u ở đầu và cổ,… do căng thẳng hoặc uống nhiều rượu, bia và các chất chứa caffein có thể gây ra ù tai.
  • Bệnh Meniere: có thể gây ra tiếng bụp bụp trong tai, ù tai ở mọi lứa tuổi do những bất thường ở áp lực dịch tai trong.
  • Rối loạn chức năng ống Eustachian: là sự bất thường trong ống nhỏ nối gần giữa mũi sau và phần trên của cổ họng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp hoặc phản ứng dị ứng làm tắc ống, sự tích tụ chất lỏng gây ra hiện tượng nghe thấy những âm thanh lạ trong tai khi mở miệng, nhai, nuốt hoặc ngáp.
  • Sử dụng một số loại thuốc gây ù tai: Một số loại thuốc gây hại cho tai có thể làm tăng áp lực não và gây ra chứng ù tai thay đổi như sử dụng aspirin liều cao, erythromycin, thuốc kháng sinh (gentamicin, netilmicin, ribostamycin, streptomycin,…), thuốc hoá trị Eloxitan (oxaliplatin), Paraplantin (carboplatin) và Platinol (cisplatin),…

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng nghe tiếng bụp bụp trong tai, ù tai như:

  • Căng thẳng
  • Đau nửa đầu
  • Chấn thương đầu
  • Màng nhĩ thủng
  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
  • U thần kinh âm thanh
  • Các khối u mạch máu
  • Xơ cứng tai
  • Hút thuốc
  • Các biến chứng của tuyến giáp

Tuỳ vào nguyên nhân và mức độ ù tai bạn gặp phải, các biểu hiện của ù tai cũng rất khác nhau, chẳng hạn như:

  • Nghe thấy những âm thanh lạ ở một hoặc cả hai tai
  • Nghe thấy nhiều loại âm thanh khác nhau tiếng bùm bụp, tiếng vo ve, tiếng gầm rú,…
  • Nghe thấy âm thanh liên tục hoặc không liên tục, chồng chéo với nhau
  • Khó khăn khi tiếp nhận âm thanh bên ngoài (thường phải tăng âm lượng các thiết bị như TV, radio,..)
  • Căng thẳng, chóng mặt, khó tập trung và mất ngủ
  • Gián đoạn các hoạt động hàng ngày (công việc, học tập, sinh hoạt,…)
  • Kéo theo nhiều bệnh lý khác: lo lắng, trầm cảm và các rối loạn hành vi khác.

3. Chẩn đoán nghe tiếng bụp bụp trong tai, ù tai

Nghe tiếng bụp bụp trong tai là bị làm sao?
Chẩn đoán ù tai giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân và mức độ thính giác của người mắc ở thời điểm hiện tai

Hầu hết những trường hợp nghe thấy tiếng bụp bụp trong tai, ù tai đều bị giảm thính lực nên việc chẩn đoán xác định thính lực ở thời điểm hiện tại của người mắc rất quan trọng. Nó sẽ quyết định đến phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ suy giảm thính lực, bác sĩ kiểm tra rất cẩn thẩn và chi tiết các triệu chứng ù tai.

  • Đầu tiên, thực hiện một số kiểm tra liên quan đến đầu, tai và cổ.
  • Kiểm tra thính lực: liên quan đến việc phát âm thanh cụ thể vào tai bạn thông qua tai nghe. Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số cử động của hàm, mắt, cổ, tay, chân để xem tình trạng ù tai có nặng hơn không.
  • Tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến giúp bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác hơn.

4. Các phương pháp điều trị nghe tiếng bụp bụp trong tai, ù tai

Nghe tiếng bụp bụp trong tai là bị làm sao?
Sử dụng máy trợ thính giúp cải thiện khả năng nghe ở những người gặp hiện tượng nghe tiếng bụp bụp trong tai, ù tai

Việc lựa chọn cách chữa ù tai sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra nó. Các phương pháp có thể là:

  • Loại bỏ ráy rai
  • Ngừng hoặc thay đổi một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thính giác
  • Sử dụng thuốc kê đơn
  • Liệu pháp âm thanh (sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng, máy nghe nhạc cá nhân, sử dụng âm thanh chuyên biệt để giảm thiểu sự căng thẳng do ù tai gây ra)
  • Thay đổi lối sống tích cực: không uống rượu bia, hút thuốc, thư giãn giảm căng thẳng, thiền, đọc sách, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên,…
  • Trong trường hợp nghiêm trọng như u thần kinh âm thanh, chấn thương đầu,… sẽ cần phẫu thuật để điểu trị.
  • Trường hợp ù tai đi kèm với mất thính lực, phương pháp điều trị phù hợp nhất sẽ là sử dụng máy trợ thính, thiết bị giúp tăng âm lượng của âm thanh bên ngoài và làm giảm chứng ù tai.

Hy vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn giải đáp được băn khoăn “nghe tiếng bụp bụp trong tai bị làm sao” và làm thế nào để khắc phục chứng ù tai hiệu quả nhất. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các vấn đề về thính giác và máy trợ thính, hãy liên hệ ngay với Maytrothinhnhatban.com qua Hotline 058 542 9888 để được giải đáp miễn phí!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *