Nhạy cảm với âm thanh hay hội chứng sợ tiếng ồn là một vấn đề phổ biến mà nhiều gặp phải hiện nay. Vấn đề này thường xuất hiện khi bạn có những phản ứng cảm xúc tiêu cực như không thích, khó chịu, lo lắng hay kích động với những âm thanh cụ thể như tiếng gõ bút bi (liên tục), gõ, nhai, thở, nuốt, gõ chân,… trong khi chúng được coi là âm thanh bình thường đối với hầu hết mọi người. Người mắc hội chứng này có thể gặp ảnh hưởng trong công việc và học tập, cũng như việc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí hàng ngày.
Vậy nhạy cảm với âm thanh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị – hạn chế khắc phục chứng bệnh này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời ngay nhé!
1. Nhạy cảm với âm thanh là gì?
Định nghĩa:
Nhạy cảm với âm thanh hay hội chứng sợ tiếng ồn có tên tiếng anh là Misophonia, là một chứng rối loạn giảm khả năng chịu đựng với âm thanh cụ thể hoặc kích thích liên quan đến âm thanh đó. Những kích thích này, được gọi là “kích hoạt”, được xem là khó chịu hoặc đau khổ và có xu hướng gợi lên những phản ứng tiêu cực mạnh mẽ về cảm xúc, sinh lý và hành vi mà hầu hết những người khác không thấy.
Hiểu một cách đơn giản:
Nhạy cảm với âm thanh có chọn lọc là một chứng rối loạn âm thanh (ghét âm thanh) khi bạn có những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ bất thường với một số âm thanh bình thường nhất định. Âm thanh kích hoạt phổ biến nhất thường là âm thanh bằng miệng, như tiếng người ăn hoặc thở, hoặc âm thanh lặp đi lặp lại như gõ hoặc gõ bút chì. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân mắc chứng Misophonia có thể cảm thấy tức giận chỉ khi nhìn vào âm thanh kích hoạt (chẳng hạn như tiếng bút chì hoặc bàn phím).
Hội chứng sợ tiếng ồn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nhưng tỷ lệ xảy ra ở nữ cao hơn. Hội chứng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng từ cuối thời thơ ấu hoặc đầu tuổi thiếu niên. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu ngay cả với những âm thanh rất nhỏ và mức độ phản ứng cũng sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào cách âm thanh kích hoạt phản ứng.
2. Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ tiếng ồn
Cho đến hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng sợ tiếng ồn, âm thanh vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số yếu tố được coi là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này có thể kể đến như:
- Do các mối liên hệ bất thường giữa các đường dẫn âm thanh trong não và hạch hạnh nhân (amygdala) nơi xử lý cảm xúc ở não (rối loạn xử lý cảm giác gây mẫn cảm với các kích thích bên ngoài, và quá nhiều tiếng ồn có thể dẫn đến quá tải cảm giác).
- Vấn đề trong cách hệ thống thần kinh trung ương hoạt động, bằng cách phát triển mối liên hệ cảm xúc (thường là không mong muốn) giữa một tiếng ồn bình thường nhưng có khả năng gây khó chịu gây ra phản ứng khó chịu cho những người mắc phải.
- Gặp các vấn đề về tâm thần: Những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), hội chứng Tourette và rối loạn lo âu cũng có nhiều khả năng bị mắc hội chứng sợ tiếng ồn.
- Rối loạn phổ tự kỷ hoặc hội chứng Asperger
- Rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần (tự đói) và chứng cuồng ăn (ăn một lượng lớn thức ăn).
- Hội chứng Ramsay Hunt
- Chứng ù tai: Một biểu hiện khác của chứng ù tai là người nghe thường có tâm lý khó chịu khi nghe những tiếng động, âm thanh lạ phát ra từ trong tai mà không phải âm thanh bên ngoài như tiếng chuông, tiếng vo ve,…
- Yếu tố di truyền, bẩm sinh: Chứng nhạy cảm với âm thanh có thể do ảnh hưởng từ gen di truyền trong gia đình đã từng có người mắc hội chứng.
- Yếu tố môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng sợ tiếng ồn: trải qua một chấn thương trong quá khứ và một số tiếng ồn nhất định có thể dẫn đến các cơn lo lắng và hoảng sợ, gây ra chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
- Những người thường xuyên bị căng thẳng về thể chất và tinh thần trong cuộc sống.
- Chứng đau nửa đầu
- Người thường xuyên uống rượu, bia hoặc các chất chứa caffeine
- Tăng khí huyết
- Mất thính giác
- Sốc âm thanh
- Chấn thương sọ não
- Tâm thần phân liệt
3. Những triệu chứng và biểu hiện của hội chứng sợ tiếng ồn
Một số dấu hiệu thường gặp khi mắc chứng nhạy cảm với âm thanh bao gồm:
- Triệu chứng tâm lý: Phản ứng quá mức với những người tạo ra một số âm thanh nhất định, chẳng hạn như: lo lắng, đau khổ, giận dữ, khó chịu, thù hận, sợ hãi, thịnh nộ hoặc hoảng sợ, gây hấn bằng lời nói hoặc thể chất…
- Có một số trường hợp nghiêm trọng hơn gây ra những phản ứng căng thẳng hơn, điều này dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như:
– Nhịp tim và nhịp thở tăng lên
– Tăng huyết áp
– Căng cơ
– Mạch máu co lại
– Đồng tử giãn ra
– Tăng nhiệt độ cơ thể
– Áp lực khắp cơ thể, đặc biệt là ngực
4. Nhạy cảm với âm thanh có nguy hiểm không?
Những người mắc chứng nhạy cảm với âm thanh thường có cảm giác hoảng sợ, giận dữ và lo lắng khi phản ứng với những tiếng động gây ra. Hội chứng sợ tiếng ồn tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng, nếu tình trạng kéo dài, thường xuyên sẽ gây những hậu quả nguy hiểm cho sức khoẻ và khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như suy giảm trí nhớ, mất tập trung, cảm giác bất an, mất kiểm soát bản thân, tránh nơi ồn ào, xa lánh mọi người, tránh xa các hoạt động xã hội, cô lập, trầm cảm,…
Nếu không được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho người mắc bệnh.
5. Chẩn đoán chứng nhạy cảm với âm thanh
Khi gặp các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ tiếng ồn nêu trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Các bác sĩ có thể chẩn đoán chứng sợ tiếng ồn dựa trên bệnh sử di truyền và khám lâm sàng các triệu chứng bằng các câu hỏi như:
- Có thường xuyên né tránh các chỗ đông người, môi trường ồn ào, các tình huống giao tiếp không?
- Những âm thanh nào khiến bạn phải khó chịu, tức giận, căng thẳng?
- Cố gắng đeo tai nghe tại nơi làm việc hoặc tìm cách làm át đi những âm thanh gây khó chịu?
- Có hay bắt chước một số âm thanh cụ thể không?
- La hét, giận giữ khi nghe thấy tiếng động?
- Nghiến răng hoặc nghiến chặt hàm của nhiều lần dẫn đến đau đầu căng thẳng?
- Yêu cầu người khác không được nói trong một số tình huống cụ thể?
Đó có thể là dấu hiệu của chứng sợ tiếng ồn.
5. Những phương pháp điều trị – hạn chế hội chứng sợ tiếng ồn
Phương pháp phổ biến trong điều trị chứng sợ tiếng ồn như:
Tìm kích hoạt của bạn (những âm thanh khiến bạn khó chịu):
- Để ý xem những âm thanh nào khiến bạn khó chịu: Nếu bạn chỉ có một phản ứng, âm thanh đó có thể không phải là yếu tố kích hoạt. Tuy nhiên, nếu bạn có một vài hoặc thường xuyên phản ứng với âm thanh đó, thì đó có thể là một nguyên nhân gây ra hội chứng này.
- Viết ra những gì đang xảy ra khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng hoặc khó chịu: Ví dụ, bạn thường khó chịu trong văn phòng. Bạn có thể liệt kê những âm thanh bạn thường nghe thấy trong phòng làm việc để xác định âm thanh nào có thể là nguyên nhân kích hoạt như tiếng bút chì cào vào giấy, tiếng gõ bàn phím, tiếng chuông điện thoại,… Điều này giúp bạn xác định các yếu tố kích hoạt âm thanh, làm chủ những âm thanh kích hoạt.
Đối phó với những kích hoạt:
- Tránh các tác nhân gây chứng sợ tiếng ồn nếu có thể.
- Lựa chọn không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi nếu bạn gặp khó chịu với những tiếng động như đến thư viện, công viên,…
- Yêu cầu người gây tiếng ồn có thể dừng hành động gây tiếng động khi thích hợp.
- Bắt chước âm thanh kích hoạt khi nghe thấy chúng.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác: giúp bạn an toàn khỏi tiếng ồn mà không cản trở chất lượng cuộc sống như đeo tai nghe chống ồn hoặc tai nghe nhét tai, máy tiếng ồn trắng hoặc cài đặt ứng dụng tiếng ồn trắng trên điện thoại thông minh.
- Thay đổi cách nói chuyện với mọi người xung quanh tích cực hơn để lấy lại bình tĩnh.
- Chuyển hướng sự chú ý bằng cách không quan tâm đến tiếng ồn gây khó chịu, mà tập trung vào yếu tố khác.
Giảm ảnh hưởng của chứng nhạy cảm với âm thanh:
- Hạn chế uống rượu, bia và các chất chứa caffeine
- Thay đổi chế độ sinh hoạt: Thực hiện các bài tập hít thở sâu để thư giãn, thả lỏng các cơ; ngồi thiền, đi dạo,… sẽ giúp điều chỉnh căng thẳng.
Phương pháp trị liệu:
- Liệu pháp phục hồi chứng ù tai (TRT): cách phản ứng khác với những âm thanh kích hoạt bạn và cảm nhận âm thanh khác nhau.
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Là hình thức trị liệu nói chuyện hữu ích, giúp bạn thay đổi mối liên hệ tiêu cực với những tiếng ồn gây ra và học cách thay đổi tiếp nhận nó theo hướng tích cực.
- Liệu pháp thôi miên trị liệu tâm lý.
- Kiểm tra thính lực thường xuyên tối thiểu 1-2 lần/năm.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chứng nhạy cảm với âm thanh và các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi mắc bệnh mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ đến các bạn. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hội chứng sợ tiếng ồn, từ đó biết cách phòng ngừa, hạn chế bệnh hiệu quả nhất.