U dây thần kinh thính giác là một căn bệnh khá phổ biến thường gặp ở người trên 30 tuổi. Tuy rằng đây là khối u lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nhiều hậu quả ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, tìm hiểu về căn bệnh này để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn là điều rất cần thiết. Vậy u dây thần kinh thính giác là gì? Bệnh có dấu hiệu gì và phương pháp điều trị nào hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng Maytrothinhnhatban.com ngay nhé!
Contents
1. U dây thần kinh thính giác là gì?
U dây thần kinh thính giác hay còn gọi là u dây thần kinh âm thanh, khối u thính giác, u tế bào tiền đình (Schwannoma tiền đình), u dây thần kinh số 8 là một khối u lành tính không phải ung thư, phát triển trên dây thần kinh sọ thứ 8. Dây thần kinh số thứ 8 kết nối tai trong với não, nằm phía sau tai và giữa não, có nhiệm vụ giữ thăng bằng và thính giác, được gọi là dây thần kinh ốc tai tiền đình.
U dây thần kinh thính giác không lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên nó có thể làm tổn thương các dây thần kinh lân cận khi nó phát triển về kích thước. Tốc độ phát triển của khối u thường rất chậm và dần dần, trung bình khoảng 1-2mm mỗi năm. Ngoài ra, ở một số người, tốc độ tăng trưởng có thể nhanh hơn với kích thước tăng gấp đôi trong một năm.
Hầu hết các khối u thần kinh âm thanh đều tự phát sinh mà không rõ nguyên nhân. Và ai cũng có thể mắc khối u, đặc biệt nhóm người trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi.
Hiện nay, có 2 loại u dây thần kinh thính giác:
- Dạng rời rạc: Đây là dạng phổ biến thường gặp. Nguyên nhân khó xác định
- Dạng có liên quan đến hội chứng u xơ thần kinh loại II (NF2): NF2 là một tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, có thể có u thần kinh âm thanh ở cả hai bên. Các khối u của người mắc dạng này thường có xu hướng to hơn với những người không có NF2.
2. Nguyên nhân gây u dây thần kinh thính giác
U dây thần kinh thính giác do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó các nguyên nhân cơ bản bao gồm:
- Do những khối u xơ bắt nguồn từ một trong những dây thần kinh thăng bằng hoặc thính giác,
- Do một gen trên nhiễm sắc thể số 22 bị khiếm khuyết (gen này chịu trách nhiệm tạo ra một loại protein giúp kiểm soát sự phát triển của các tế bào Schwann bao phủ các dây thần kinh). Khi các gen ức chế khối u không hoạt động bình thường do đột biến ảnh hưởng đến mã hóa protein, sự phát triển và phân chia không được kiểm soát của tế bào có thể xảy ra và gây ra sự phát triển của khối u.
Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác gây u dây thần kinh âm thanh như:
- Yếu tố tuổi tác: Khối u thường được phát hiện ở người trưởng thành do những thay đổi theo độ tuổi.
- Di truyền: U xơ thần kinh loại II (NF2)
- Bức xạ: Người tiếp xúc với liều lượng bức xạ cao
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn kéo dài: Có thể dẫn đến tình trạng mất thính lực, điếc ở một bên tai (tai trái hoặc tai phải), cũng có trường hợp điếc cả 2 hai.
3. Biểu hiện của u dây thần kinh thính giác
Vì u thần kinh thính giác là một khối u phát triển rất chậm nên ban đầu các triệu chứng thường dường như không đáng chú ý. Chỉ đến khi chúng phát triển về kích thước, các triệu chứng mới xuất hiện phổ biến như:
- Suy giảm thính lực ở một bên tai: Không nghe rõ âm thanh trong môi trường xung quanh có nhiều tiếng ồn, hoặc nơi đông người. Nó có thể xảy ra ở bên tai trái hoặc tai phải. Thông thường, khối u ở bên tai nào sẽ gây suy giảm khả năng nghe ở bên tai đó.
- Giảm thính lực thường đi kèm với ù tai (ù tai hoặc có tiếng vo ve trong tai)
- Cảm giác cử động bất thường
- Cảm giác chóng mặt
Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Thường xuyên không nghe rõ và phải hỏi lại
- Đau đầu,
- Tê mặt một bên tai hoặc một phần khuôn mặt,
- Mất phối hợp và thăng bằng,
- Buồn ngủ,
- Đau tai
- Khó nhận thức,
- Khó tập trung
- Hay quên
4. Chẩn đoán u dây thần kinh như thế nào?
U dây thần kinh âm thanh được chẩn đoán bằng những chỉ định sau:
- Kiểm tra thính giác – chẩn đoán bằng thính lực đồ: Đánh giá khả năng nghe của mỗi tai (xác định mức độ mất thính lực và phân biệt giọng nói).
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cộng hưởng từ MRI và chụp CT, đây là phương pháp hình ảnh tinh vi được sử dụng để kiểm tra ống thính giác bên trong và vùng góc tiểu não của não để xác định xem có khối u hay không (ngay cả khi chúng rất nhỏ).
- Xét nghiệm phản ứng thân não (ABR): Phương pháp sử dụng một máy đo thính lực để phân tích hoạt động của các dây thần kinh thính giác ở cả hai bên để xác định xem có sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tai trong đến não bình thường hay không. Nếu sự dẫn truyền bị chậm lại ở một bên, điều này có thể cho thấy một khối u.
- Cuối cùng, có thể sử dụng phương pháp kiểm tra tiền đình (VNG và VEMP): kiểm tra các u dây thần kinh âm thanh và xác định dây thần kinh tiền đình nào có liên quan. Nếu cơ chế cân bằng bị hỏng ở một bên, đây có thể là dấu hiệu của một khối u ở bên đó.
5. Các phương pháp điều trị u dây thần kinh thính giác
Chỉ định điều trị u dây thần kinh âm thanh sẽ phụ thuộc vào:
- Kích thước và vị trí khối u
- Các triệu chứng lâm sàng
- Nguyên nhân
- Tuổi tác và sức khoẻ của bệnh nhân
- Tình trạng thính giác ở tai đối diện và thính giác của tai liên quan đến khối u
Căn cứ vào các điều kiện nêu trên, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục tình trạng bệnh phù hợp. Một số phương pháp điều trị bệnh u dây thần kinh âm thanh hiện nay đối với các trường hợp cần can thiệp như:
Theo dõi và quan sát khối u
Phương pháp phù hợp với những bệnh nhân cao tuổi hoặc có các vấn đề sức khỏe khác gặp khó khăn trong việc phẫu thuật, cũng như khối u dây thần kinh âm thanh nhỏ, có tốc độ phát triển chậm và có rất ít các triệu chứng ban đầu.
Tuy nhiên, người mắc khối u cũng nên đi kiểm tra thính giác định kỳ ít nhất 1-2 lần/năm để theo dõi sự phát triển của khối u và các triệu chứng của nó.
Phẫu thuật
Đối với người bệnh có khối u to, gây ra các triệu chứng sẽ được bác sĩ khuyến cáo chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn khối u thần kinh âm thanh.
Xạ trị
Xạ trị là một phương pháp điều trị dựa trên bức xạ, không xâm lấn, để giúp ngăn chặn sự phát triển và có thể thu nhỏ kích thước của khối u (đặc biệt là các khối u nhỏ).
6. Lưu ý sau khi điều trị u dây thần kinh thính giác
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả sau điều trị u dây thần kinh thính giác người bệnh cần lưu ý:
- Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường thể lực, cải thiện tình trạng sức khoẻ tổng thể, hạn chế tối đa những biến chứng có thể gặp phải như mất thính lực, mất cân bằng, nhiễm trùng,…
- Thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục
- Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn kéo dài
- Sử dụng máy trợ thính hỗ trợ: Thiết bị giúp khếch đại âm thanh, cải thiện khả năng nghe an toàn, hiệu quả đối với trường hợp người mắc bị suy giảm thính lực, mất thính lực,…
Bất kể bạn là ai cũng đều có nguy cơ mắc căn bệnh u dây thần kinh thính giác. Do vậy, tìm hiểu và nắm rõ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u dây thần kinh thính giác hiện nay mà Maytrothinhnhatban.com chia sẽ trên sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của mình. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp liên quan đến các vấn đề về thính giác hoặc máy trợ thính, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 058 542 9888 để được tư vấn miễn phí!