Tại sao người câm thường bị điếc?

Người câm thường bị điếc do mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng nghe và khả năng phát âm. Khi tai không hoạt động bình thường, việc tiếp nhận âm thanh bị hạn chế hoặc mất hẳn, từ đó dẫn đến việc khó hoặc không thể học và phát triển ngôn ngữ. Tình trạng điếc bẩm sinh hoặc mất thính lực ở giai đoạn đầu đời là nguyên nhân chính khiến nhiều người không thể nói. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế này sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận và hỗ trợ người câm điếc hiệu quả hơn trong cuộc sống.

Tại sao người câm thường bị điếc?
Nguyên nhân điếc tai thường gặp

1. Lý giải hiện tượng người câm bị điếc

Để hiểu rõ về trường hợp người câm thường bị điếc có đúng hay không? Trước tiên, bạn cần biết được bệnh câm là gì? Và dấu hiệu của chúng ra sao?

Bệnh câm là trạng thái không nói được. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Tuy không gây hại trực tiếp đến sức khoẻ, nhưng nếu không phát hiện ngay và có phương pháp điều trị đúng cách, bệnh có thể ngày càng nghiêm trọng.

Dấu hiệu của bệnh câm điếc:

– Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Khi gặp tiếng động lớn, không có phản ứng như khóc, giật mình,…

– Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Không phân biệt được các âm thanh như tiếng nói của bố mẹ, tiếng động,… không xác định được hướng giọng nói

– Trẻ từ 5-9 tháng tuổi: Không hiểu được ý người lớn đưa ra, vì vậy không có phản ứng làm theo.

– Trẻ từ 10-12 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu học nói, tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh.

Tại sao người câm thường bị điếc?
Theo dõi quá trình phát triển của trẻ để kịp thời phát hiện bệnh câm điếc

Thực tế, con người có thể nói chuyện được với nhau là hoàn toàn nhờ việc học nói. Đây là một quá trình phức tạp trong quá trình nhận biết từ khi mới sinh ra. Phần lớn trẻ em nói được đều nhờ việc giao tiếp với mọi người xung quanh từ cha mẹ, người thân cho đến bạn bè, thầy cô. Chúng bắt chước người lớn để rồi dần dần biết nói.

Nếu như không may, một em nhỏ từ lúc mới sinh ra đã mất khả năng nghe, hoặc bị điếc thì lúc này đứa trẻ đó không thể tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài để làm theo. Điều này dẫn đến trẻ cũng không thể học nói được, có chăng trẻ chỉ có thể phát ra một số âm đơn điệu và thường gọi đó là bệnh câm điếc.

Còn đối với người câm thì không hoàn toàn gây nên bệnh điếc vì nó không có tính liên quan bắt buộc nào. Cơ quan phát âm là thanh đới, bộ phận này tách biệt với thính giác ở người. Tuy vậy, khi bị câm thì người bệnh dù nghe được nhiều hay ít thì cũng khó trò chuyện trực tiếp được qua lời nói với mọi người xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc người câm không còn nhận biết được những gì bản thân nghe thấy. Lâu dần gây ra hiện tượng ù tai và bị điếc.

Vậy nên điếc tai không hoàn toàn do bị câm tạo nên, nhưng câm lại là một trong những nguyên nhân khiến họ mất khả năng nghe. Và vẫn còn một số nguyên nhân khác khiến một người bị điếc.

2. Nguyên nhân bị điếc tai

Điếc tai là tình trạng một người bị giảm khả năng nghe âm thanh, tiếng động, lời nói từ môi trường xung quanh. Nó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: bệnh bẩm sinh, nơi ở, tổn thương thính giác do ngoại lực tác động hay phát sinh từ các bệnh liên quan gây nên. Điếc tai được chia thành 3 nhóm chính gồm mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Đối với người bị điếc nặng, họ sẽ gặp khó khăn trong hiểu lời nói, thậm chí phải giao tiếp bằng ký hiệu.

Tại sao người câm thường bị điếc?
Nguyên nhân gây điếc tai

Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh điếc tai, nhưng có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:

a. Điếc tai do bệnh bẩm sinh: điếc bẩm sinh là trường hợp hiếm gặp và chủ yếu do cơ quan thính giác của trẻ không phát triển bình thường và bị khuyết tật.

b. Điếc tai do tổn thương tai trong: cơ quan thính giác bị lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể gây ra sự hao mòn trên lông hoặc các tế bào thần kinh trong ốc tai, làm giảm khả năng gửi tín hiệu âm thanh đến não. Khi các thành phần này bị hư hỏng hoặc biến mất, tín hiệu điện không được truyền đi một cách hiệu quả, sau đó gây mất thính giác.

Tại sao người câm thường bị điếc?
Tai bị tổn thương trong là một trong những nguyên nhân gây điếc tai

c. Tai bị tổn thương do ngoại lực: điều này có thể xảy ra do người bệnh phải nghe những tiếng ồn trong một khoảng thời gian dài, hoặc đột ngột nhận một động lớn làm giảm khả năng nghe.

d. Ráy tai tích tụ quá lâu: ráy tai nhiều sẽ chặn ống tai, nó chặn quá trình truyền sóng âm thanh gây ra điếc tai.

e. Điếc tai do người bệnh có các bệnh nền liên quan: viêm tai giữa, nhiễm trùng tai, viêm màng não, sốt mắt đỏ, đậu mùa, bạch hầu, thương hàn, quai bị, cảm cúm,… đều là những bệnh hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng cho dây thần kinh thính giác.

f. Bị điếc do tác dụng phụ của một số loại thuốc: một số thuốc trị bệnh tim, ung thư có các tác dụng phụ gây mất thính giác hoặc giảm chức năng tiếp nhận âm thanh.

Kết luận: Như vậy đến đây, bạn đã có thể giải đáp cho câu hỏi “Tại sao người câm thường bị điếc” hay “Người điếc thường bị câm có đúng không”. Người điếc không hẳn đã là người câm, nhưng hầu hết những người câm thường là người điếc.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này, lại do chính bố mẹ mất niềm tin vào đứa con bị điếc, cho rằng trẻ không có khả năng giao tiếp, nên ít hoặc không tương tác, trò chuyện với trẻ, dẫn đến một số bé không nói được do rối loạn trầm cảm. Và trở nên bị điếc hoàn toàn. Những trường hợp này thường rất đáng tiếc, vậy nên, các bậc cha mẹ hãy luôn chú ý, quan tâm, dành tình cảm thật nhiều hơn nữa cho các bé.

Tại sao người câm thường bị điếc?
Luôn quan tâm, chăm sóc và yêu thương trẻ

Nếu phát hiện sớm và đưa ra các biện pháp điều trị điếc tai thích hợp, kịp thời thì hoàn toàn có điều trị được. Đừng quá lo lắng mà hãy tìm hiểu liệu trình đúng đắn để chữa trị căn bệnh này.

Trên đây là những thông tin về câu hỏi “Tại sao người câm thường bị điếc” và nguyên nhân gây bệnh điếc tai mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ tới các bạn. Hy vọng, sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này, để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị đúng cách.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *