Âm thanh là một phần không thể thiểu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng khi biến thành tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tinh thần và thể chất của mỗi chúng ta. Vậy ô nhiễm tiếng ồn là gì? Khi nào ô nhiễm tiếng ồn xảy ra và nó tác động như thế nào đến sức khoẻ con người? Hãy cũng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu những vấn đề trên qua ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Ô nhiễm tiếng ồn là gì?
Ô nhiễm tiếng ồn (ô nhiễm âm thanh) được hiểu loại âm thanh không mong muốn làm gián đoạn chất lượng cuộc sống của con người được gọi là tiếng ồn. Khi có nhiều tiếng ồn trong môi trường, thì nó được gọi là ô nhiễm tiếng ồn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “Ô nhiễm tiếng ồn là tình trạng tiếng ồn quá mức “gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và cản trở các hoạt động hàng ngày của con người ở trường học, nơi làm việc, ở nhà và trong thời gian giải trí”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra mức khuyến nghị:
- Mức độ tiếng ồn nên được giữ dưới 65 dB vào ban ngày và không vượt quá vượt quá 30 dB vào ban đêm.
- Trong môi trường tiếng ồn trên 65 dB là ô nhiễm tiếng ồn và trên 120 dB có thể gây nguy hại rất lớn đến sức khoẻ con người.
Tiếng ồn bao gồm các loại: có thể liên tục, thay đổi, không liên tục hoặc xung động tùy thuộc vào cách nó thay đổi theo thời gian.
Trong đó:
- Tiếng ồn liên tục là tiếng ồn không đổi và ổn định trong một khoảng thời gian nhất định.
- Phần lớn tiếng ồn sản xuất là thay đổi hoặc không liên tục.
- Tiếng ồn là không liên tục nếu có sự pha trộn giữa các khoảng thời gian tương đối yên tĩnh và ồn ào.
- Tiếng ồn xung động hoặc tiếng ồn va chạm là một loạt tiếng ồn lớn kéo dài dưới một giây. Ví dụ như tiếng súng nổ.
2. Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào?
Sự phát triển, đô thị hóa, công nghiệp hóa đã kéo theo tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng gia tặng, đặc biệt tại các trung tâm kinh tế, thành phố lớn, khu công nghiệp, công trường, nơi tập trung đông dân cư, xe cộ, lưu lượng giao thông lớn.
Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, do nhiều nguyên nhân gây ra, trong các nguyên nhân hàng đâu gây ô nhiễm tiếng ồn bao gồm:
- Tiếng ồn giao thông: Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu tại các thành phố. Ví dụ, tiếng còi xe hơi tạo ra âm lượng 90 dB và xe buýt tạo ra 100 dB.
- Địa điểm xây dựng: Hoạt động tại các công trường cùng với những âm thanh của tiếng máy khoan, máy xúc, cần cẩu, máy trộn bê tông,.. tạo nên những tiếng ồn lớn kéo dài cả ngày.
- Tiếng ồn tại sân bay: Một chiếc máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh nó có thể tạo ra âm lượng lên đến 130dB.
- Máy móc tại các khu công nghiệp
- Quy hoạch đô thị
- Các dịch vụ ăn uống, hát
- Các sự kiện lớn tâp trung đông người
- Tiếng kêu của động vật
- Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn tại nhà như máy cắt cỏ, tiếng nổ xe máy, máy sấy, các thiết bị âm thanh.
3. Ngưỡng nghe của tai người
Tiếng ồn được đo bằng decibel (dB) và thang đo thường được sử dụng dB (A) được tính theo phạm vi mà tai người cảm nhận được.
Con người có thể nghe thấy âm thanh từ 0 đến 140 (dB).
- 0dB không có nghĩa là không có âm thanh, chỉ đơn thuần là chúng ta không thể nghe thấy nó. 0 dB được gọi là ngưỡng nghe của tai người.
- Con người có thể nghe hơn 140dB, nhưng nó sẽ gây đau tai và nguy cơ bị tổn thương tai vĩnh viễn dẫn đến điếc, mất thính giác hoàn toàn là rất cao.
– Từ 10-80dB: tiếng ồn sẽ không có rủi ro cho tai, bất kể thời gian tiếp xúc với âm thanh
– Từ 80 đến 90 dB: nếu tiếp xúc lâu sẽ gây cảm giác khó chịu, nhức tai.
– Từ 90 đến 115 dB: tiếng ồn gây hại sức khoẻ. vùng nguy hiểm: âm thanh càng to thì càng cần ít thời gian để xảy ra thiệt hại.
– Trên 115 dB: những âm thanh rất ngắn ngay lập tức gây ra cho sức khoẻ như mất thính giác không thể phục hồi.
* Dưới đây là bảng ví dụ so sánh mức độ đo tiếng ồn (dB) tương đương với âm thanh chúng ta thường gặp:
DECIBEL | ÂM THANH | Ví dụ |
10 | Hầu như không nghe được | Lá rơi |
20 | Có thể nghe được | Lá mùa thu xào xạc |
30 | Rất yên tĩnh | Thì thầm |
40 | Phòng khách, phòng học yên tĩnh | |
50 | Âm thanh hạn chế | Tủ lạnh đang hoạt động |
55 | Máy pha cà phê | |
60 | Có thể nghe được | Âm thanh của tiếng nói con người, máy móc |
70 | Khó chịu | Ti vi bật âm thanh lớn, máy hút bụi, |
75 | Âm thanh liên tục | Nhà hàng nhộn nhịp vào giờ ăn trưa |
80 | Khó chịu | Đồng hồ báo thức, chuông cửa |
85 | To tiếng | Máy cưa, máy trộn |
90 | Rất bực | Xe tải gần, la hét |
95 | Ồn ào | Khoan, tiếng chơi vĩ cầm |
100 | Rất bực | Máy móc trong nhà máy, động cơ máy bay |
105 | Thậm chí to hơn | Máy bay trực thăng gần, trống lớn |
110 | Rất ồn | Nhạc rock, máy cưa |
120 | Tiếng người ở mức lớn nhất, còi báo động của cảnh sát | |
130 | Tiếng sấm sét | |
140 | Ngưỡng chịu đau | Tiếng còi báo động |
150 | Thiệt hại vĩnh viễn cho thính giác | Tiếng bắn pháo hoa |
160 | Tiếng bắn súng | |
170 | Tiếng pháo hoa |
* Bảng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn cho phép
dB liên tục | Ví dụ | Thời gian tiếp xúc cho phép |
85 | Giao thông thành phố đông đúc | 8 giờ |
88 | 4 giờ | |
91 | 2 giờ | |
94 | Máy cắt cỏ chạy bằng gas,
Máy sấy tóc |
1 giờ |
97 | 30 phút | |
100 | 15 phút | |
103 | 7,5 phút | |
106 | Máy kéo (105 dB) | |
109 | Âm thanh liên tục | |
112 | Khó chịu | |
115 | Sự kiện lớn, buổi hoà nhạc rock, |
4. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến sức khoẻ con người
- Các vấn đề về thính giác như ù tai, suy giảm thính lực,…
- Tăng huyết áp
- Tác động tiêu cực đến tim mạch như thay đổi cách tim đập mạnh
- Tăng nhịp thở
- Làm rối loạn tiêu hóa
- Có thể gây viêm loét dạ dày
- Khó ngủ
- Gây lão hóa
- Giảm trí nhớ và mất tập trung
- Ảnh hưởng đến kết quả học tập, công việc, cuộc sống sinh hoạt
- Tác hại gián tiếp của ô nhiễm tiếng ồn gây hại cho hệ động thực vật. Qua đó, làm giảm chất lượng cuộc sống của con người
5. Tiếng ồn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về thính giác ở trẻ sơ sinh như điếc bẩm sinh là do trong thời kỳ mang thai, người mẹ đã tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Khi mức độ tiếng ồn tăng lên có thể gây ra căng thẳng. Dẫn đến những thay đổi trong cơ thể người mẹ có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.
Âm thanh có thể truyền qua cơ thể người mẹ và đến được với em bé trong bụng. Mặc dù âm thanh này sẽ bị bóp nghẹt khi còn trong bụng mẹ, nhưng những tiếng ồn rất lớn vẫn có thể gây hại cho thính giác của bé. Có thể tác động tiêu cực đến thai nhi đang phát triển và gây sinh non. Do vậy, để đảm bảo sức khoẻ cho thai nhi, trong suốt thời kỳ mang thai người mẹ nên hạn chế tiếp xúc với môi trường tiếng ồn lớn càng xa càng tốt. Hoặc sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác khi làm việc trong môi trường tiếng ồn vượt ngưỡng cho phép.
Hy vọng với những chia sẻ về ô nhiễm tiếng ồn, nguyên nhân và những tác động đến sức khoẻ do tiếng ồn gây ra, mà Maytrothinhnhatban.com đề cập trong bài viết trên, sẽ giúp các bạn biết cách phòng ngừa để hạn chế thấp nhất những rủi do gặp phải do tiếng ồn gây ra. Cũng như, mỗi người nên tự ý thức và nâng cao trách nhiệm của bản thân để bảo vệ môi trường, cuộc sống xung quanh mình.