Suy giảm thính lực ở người cao tuổi là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giao tiếp hằng ngày. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này bao gồm sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn, cũng như các yếu tố bệnh lý như viêm tai giữa, rối loạn tuần hoàn máu hoặc sự tích tụ của ráy tai. Hiểu rõ các nguyên nhân giúp người cao tuổi phòng ngừa và điều trị kịp thời, cải thiện sức khỏe thính giác và duy trì cuộc sống năng động, hạnh phúc.
Contents
1. Giảm thính lực là gì?
Giảm thính lực là tính trạng người bệnh bị suy giảm khả năng nghe ở nhiều mức độ khác nhau. Đó có thể là điếc nhẹ, điếc vừa, điếc nặng. giảm thính lực gây nhiều ảnh hưởng tới giao tiếp cũng như sinh hoạt hoạt hằng ngày của con người.
2. Dấu hiệu cảnh báo chứng suy giảm thính lực
Nhiều người vẫn luôn lầm tưởng rằng suy giảm thính lực là tình trạng chỉ gặp phải ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều người trẻ cũng đang gặp phải các vấn đề về thính lực. Hiện nay, có khoảng 35% số người bị duy giảm thính lực ở độ tuổi trên 64. Nếu bạn nhân thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ để có được những chuẩn đoán sớm nhất và kịp thời điều trị trước khi bệnh quá nặng nhé.
* Dấu hiệu thường gặp:
– Luôn cảm thấy rằng dường như đang lẩm bẩm, lời nói của họ không rõ rang hoặc bạn chỉ nghe thấy một phần của cuộc trò chuyện.
– Bạn thường xuyên yêu cầu mọi người nhắc lại những gì họ đã nói.
– Bạn bè hoặc gia đình nói với bạn rằng bạn dường như không nghe rõ lắm.
– Ít cười khi mọi người nói về điều gì đó hài hước do bạn không nghe được toàn bộ câu chuyện.
– Mọi người phàn nàn bạn luôn bật nhạc hoặc tivi quá to.
– Bạn không nghe thấy tiếng chuông cửa hoặc điện thoại.
Nếu bạn gặp khó khan trong việc nghe tại những nơi đông đúc, ồn ào, ví dụ như trong một nhà hàng hay quán ăn, thì bạn không nên đổ lỗi cho việc nhà hàng đó vang hoặc do mọi người xung quanh nói to làm bạn không nghe được. Nếu thính lực tốt sẽ giúp bạn lựa chọn được âm thanh nào muốn nghe trong một căn phòng ồn ào. Ngược lại nếu bạn không thể lựa chọn âm thanh như vậy có thể là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang bị tang dần mức độ suy giảm thính lực.
* Những dấu hiệu nặng cảnh báo chắc chắn bạn đang mắc chứng giảm thính lực:
+ Ù tai hoặc luôn cảm thấy có tiếng vo vo trong tai:
Ù tai hoặc có tiếng kêu vo vo trong tai xuất hiện và biến mất là một trong những dấu hiệu sớm nhất của suy giảm thính lực. Lúc đầu bạn chỉ cần cảm nhận được khi thật yên tĩnh. Khi hiện tượng này trở nên dễ nhận thấy hơn và xuất hiện thường xuyên liên tục hơn, có nghĩa là bạn đã bị tổn thương thần kinh trong tai.
+ Mất thăng bằng:
Nếu bạn thấy dạo này mình thường xuyên vấp ngã nhiều hơn, mà nguyên nhân không phải do bạn vụng về. Sự thực là khi người gặp phải vấn đề với thính lực, họ phải cố gắng để có thể nghe được những âm thanh đơn giản ở xung quanh. Sự cố gắng này làm cho não bộ bị “phân tâm”, và do vậy, sẽ ít tập trung vào việc giữ thăng bằng hơn. Ngoài ra, ống tai trong của bạn là cơ quan sẽ gửi tín hiệu tới não bộ để giúp bạn giữ thăng bằng, do vậy tổn thương ống tai trong cũng có thể sẽ khiến ban mất đi sự thăng bằng vốn có.
+ Hay quên:
Một nghiên cứu trên JAMA Internal Medicine phát hiện thấy rằng trong số 2.000 người trên 70 tuổi, những người bị suy giảm thính lực bị suy giảm kỹ năng tư duy nhanh hơn trong giai đoạn 6 năm nghiên cứu so với những người nghe tốt hơn. Suy giảm thính lực thường dẫn đến sự cô lập xã hội, một yếu tô nguy cơ của suy giảm nhận thức. Ngoài ra. Khi thính lực bị suy giảm, não có thể cần thêm năng lượng để xử lý âm thanh gây tổn hại cho trí nhớ và tư duy.
Trí nhớ phần nhiều dựa trên những gì con người nghe được. Và thật khó để nhớ khi con người không nghe thấy gì. Khi tuổi cao, suy giảm tính lực có thể trở thành một chỉ báo về suy giảm tâm thần.
+ Nghe thấy tiếng ồn lớn, xuất hiện cảm giác đau tai:
Đối với những người thính lực bình thường thì âm thanh lớn như: Tiếng tàu ầm ầm và còi ô tô có thể gây ồn ào và khó chịu nhưng những âm thanh này không gây đau tai. Nhưng đối với người bị suy giảm thính lực thì, tai họ ít có khả năng cản những âm thanh lớn, kết quả khiến tai bị đau khi có những tiếng động ồn ào xung quanh, dẫn đến những cơn đau khó tả nhưng rõ rệt và âm ỉ.
– Nghiêm trọng hơn, suy giảm thính lực còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe trong cơ thể của bạn đang gặp vấn đề. Dưới đây là những bệnh lý có thể gây suy giảm thính lực:
+ U dây thần kinh thính giác: Đây là một khối u đè lên dây thần kinh thính giác khiến khả năng nghe bị suy giảm. Thông thường, khối u ở bên tai nào sẽ gây suy giảm khả năng nghe ở bên tai đó.
+ Thủng màng nhĩ: Một lỗ thủng trong màng nhĩ cũng có thể khiến bạn bị nghe kém, suy giảm thính lực. Màng nhĩ bên tai nào bị thủng sẽ gây suy giảm thính lực bên tai đó.
+ Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một trong những bệnh về tai phổ biến. Viêm tai giữa không được điều trị đúng cách và triệt để có thể làm suy giảm khả năng nghe.
+ Suy giảm chức năng thận: Đây là nguyên nhân gây suy giảm thính lực phổ biến nhưng ít được để ý tới. Sở dĩ chức năng thận có liên quan tới điếc một bên tai phải là do theo y học cổ truyền thì: “Thận khai khiếu ở tai”, chức năng thận có mối quan hệ mật thiết tới sức khỏe của thính giác. Khi thận yếu thì tai sẽ bị ù, nếu yếu quá thì tai sẽ bị điếc. Do vậy, điếc tai, nghe kém có thể là dấu hiệu của suy giảm chức năng thận.
+ Tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh tai. Khi tiaanf hoàn máy kém sẽ khiến quá trính này bị gián đoạn, thần kinh tai không nhận được dưỡng chất cần thiết để hoạt động, cuối cùng sẽ dẫn đến điếc tai, suy giảm thính lực.
+ Các vấn đề khác như: Rối loạn khớp thái dương hàm, bệnh xơ cứng tai, huyết áp cao, đái tháo đường…
3. Nguyên nhân gây giảm thính lực là gì?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm thính lực. Dưới đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất:
+ Giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn liên tục có thể gây giảm thính lực kéo dài. Những tiếng ồn lớn nơi làm việc lớn như âm thanh máy móc. Tại Việt Nam số người bị điếc do nghề nghiệp cũng đang có chiều hướng gia tang. Nếu thường xuyên nghe những âm thanh phát ra từ máy khoa, cưa, đục… có thể làm hỏng thính giác theo thời gian.
+ Do chấn thương hoặc thay đổi áp suất: Chấn thương đầu nghiêm trọng có thể làm trật khớp xương tai hoặc tổn thương dây thần kinh và gây cảm giác mất thính lực vĩnh viễn. Những thay đổi đột ngột về áp suất như đi máy bay hoặc lặn biển cũng có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ, tai giữa, tai trong, và suy giảm thính lực.
+ Do sử dụng thuốc: Nhiều nghiêm cứu đã chứng minh, sử dụng thường xuyên aspirin, NSAID và Acetaminophen có thể làm tang nguy cơ điếc tai. Các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị ung thư… đều dẫn đến gây mất thính lực.
+ Mắc bệnh mạn tính gây giảm thính lực: Một số bệnh mạn tính không liên quan trực tiếp đến tai có thể gây mất thính lực. Những bệnh này gây hại bằng cách làm gián đoạn lưu lượng máy đến tai trong não. Các bệnh lý có liên quan tới tình trạng suy giảm thính lực bao gồm: Bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, tiểu đường.
+ Do có khối u: Tăng trưởng không ung thư của khối u bao gồm: U xương, exostoses và polyp lành tính, có thể chặn ống tai gây suy giảm thính lực.
+ Do sử dụng tai nghe: Việc mở âm lượng quá lớn khi sử dụng tai nghe sẽ làm tổn thương những tế bào long nhỏ ở trong và gây điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn. Âm lượng càng lớn, thời gian nghe càng nhiều thì nguy cơ điếc của bạn càng nhiều.
+ Do ráy tai: Ráy tai bảo vệ ống tai chống lại bụi bẩn và vi khuẩn. Nhưng ráy tai có thể tích tụ và cứng lại. Sự tắc nghẽn này gây ảnh hưởng đến thính giác. Nó cũng khiến bạn bị đau tai, hoặc cảm thấy như tai bị tắc, không nghe thấy gì. Trường hợp này bạn cần đến bác sĩ khám và láy ráy tai cho bạn an toàn không ảnh hưởng đến thính lực nhé.
+ Giảm thính lực do tuổi tác: Khả năng nghe sẽ yếu dần khi chúng ta già đi. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bạn có nhiều phương pháp để bảo vệ đôi tai. Thông thường suy giảm thính lực liên quan đến tuổi tác là do sự mất dần của các tế bào long ở tai trong. Rất khó có thể khôi phục thính lực do nguyên nhân tuổi tác.
+ Do bị nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng tai là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng nhiều người trưởng thành cũng có thể mắc phải tình trạng này. Nhiễm trùng tai không được điều trị đúng cách sẽ làm tổn thương cơ quan thính giác ở tai và gây điếc. Chính vì vậy, khi có biểu hiện nghi nhiễm trùng tai, bạn cần nhanh chóng điều trị sớm để không ảnh hưởng đến thính lực.
4. Các biện pháp đơn giản để cải thiện thính lực
Trong môi trường đô thị hóa hiện nay, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng gia tăng buộc chúng ta phải đối mặt hàng ngày, càng làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm thính giác.
Ngoài những can thiệp của y học hiện đại trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm các trường hợp suy giảm thính giác, thực tế có những cách để cải thiện khả năng thính giác một cách tự nhiên và đơn giản.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là quan trọng. Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ hay ngưng thở khi ngủ có liên kết trực tiếp với suy giảm thính giác. Các nhà khoa học đã đưa giả thuyết rằng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân gây ra giảm lưu lượng máu đến vùng tai trong và dẫn đến khả năng nghe kém đi. Chính vì thế mà bạn nên ngủ đủ 6-8 tiếng cho mỗi đêm.
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục là một trong những cách để cải thiện thính giác một cách tự nhiên, cũng giúp cải thiện sức khoẻ thể chất và tinh thần. Hệ thống thính giác của bạn không bao giờ ngừng hoạt động, vì vậy, cần phải được cung cấp thường xuyên bởi các chất dinh dưỡng và oxy. Và tập thể dục là cách để cung cấp dinh dưỡng và oxy giúp cải thiện và máu bơm tốt hơn cho hệ thống thính giác.
Không hút thuốc lá
Nếu sử dụng thuốc lá sớm hay muộn bạn sẽ mắc chứng suy giảm về tuần hoàn mạch máu và gây ra nguy cơ tăng huyết áp, cả hai đều trực tiếp liên quan đến suy giảm thính giác.
Chọn thực phẩm để ngăn ngừa mất thính lực
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo omega-3 và vitamin D có trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi giúp tăng cường các mạch máu trong hệ thống cảm nhận âm thanh của tai.
Chất chống oxy hóa hoạt động như chất bổ sung mất thính lực bằng cách giảm số lượng các gốc tự do tràn ngập trong cơ thể, các gốc tự do có thể gây tổn hại các mô thần kinh ở tai trong của bạn. Thành phần của acid folic thường được tìm thấy trong rau cải bó xôi, măng tây, đậu, bông cải xanh, trứng, gan, các loại hạt có thể làm giảm nguy cơ mất thính lực lên đến 20%.
Kẽm cũng được xem như một vitamin cho thính lực. Bạn có thể tăng sức đề kháng tai trong đối với mất thính lực liên quan đến tuổi tác bằng cách sử dụng đủ liều lượng kẽm. Kẽm có thể được tìm thấy trong chocolate đen hoặc hàu, chuối, khoai tây…
Tương tự như các chất chống oxy hóa, vitamin C/E hoạt động như chất bổ sung thính lực bằng cách kiểm soát các gốc tự do và tăng cường hệ thống miễn dịch toàn thân của bạn, do đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai. Các nguồn vitamin C/E dễ dàng tìm thấy trong rau quả, cam, ớt…
Lấy ráy tai
Đôi khi ráy tai làm bạn khó nghe, cần loại bỏ ráy tai ngay. Bạn có thể đổ một vài giọt nước muối sinh lý vào trong tai và để qua đêm. Sáng hôm sau, bạn sẽ thấy rằng ráy tai mềm hẳn đi, bạn sẽ dễ dàng lấy và loại bỏ ráy tai hoàn toàn.
5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Có thể bạn đang bị giảm chất lượng thính giác vì bị nhiễm khuẩn tai, đặc biệt nếu bạn cảm thấy đau ở tai kèm sốt hoặc chảy mủ tai kéo dài. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và xử trí sớm để tránh biến chứng.
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đã giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra được nhanh mình có bị mắc chứng suy giảm thính lực hay không. Để chắc chắn hơn, khi bạn có những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé.