Máy trợ thính và thông tin cơ bản

Máy trợ thính là thiết bị y tế hỗ trợ khả năng nghe, cải thiện thính lực được nhiều người sử dụng. Vậy máy đo thính lực là gì? Đối tượng nào nên sử dụng máy trợ thính và có bao nhiêu loại máy trợ thính? Hãy cùng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu về những thông tin bạn cần biết máy trợ thính qua bài viết dưới đây nhé!

Máy trợ thính và thông tin cơ bản
Máy trợ thính là gì? Các loại máy trợ thính hiện nay

1. Máy trợ thính là gì?

Máy trợ thính là một thiết bị điện tử có khả năng xử lý kỹ thuật số và khuếch đại âm thanh nhằm giúp người sử dụng dễ dàng nghe và giao tiếp hơn khi mắc phải các bệnh lý về tai. Âm thanh được thu vào, sau đó chuyển đổi thành tín hiệu điện tử để xử lý. Máy trợ thính giúp tăng độ lớn của hệ thống âm thanh nghe được một cách chọn lọc. Tạo ra cảm giác dễ chịu và thoải mái nhất khi nghe ở cả môi trường ồn ào hay yên tĩnh.

Trên thực tế, không có máy trợ thính nào có thể giải quyết được mọi vấn đề về thính giác hay phục hồi hoàn toàn khả năng nghe bình thường. Các loại máy trợ thính chỉ góp phần điều chỉnh âm thanh trong nhiều môi trường khác nhau giúp người dùng nghe và hiểu được tốt hơn. Và để tìm được máy phù hợp nhất, cần thực hiện đo khám mức độ mất thính lực chính xác.

2. Đối tượng sử dụng máy trợ thính

Máy trợ thính và thông tin cơ bản
Tuỳ vào mức độ thính lực khác nhau, người đeo sẽ cần sử dụng máy trợ thính phù hợp

Mỗi người bệnh sẽ có từng mức độ bị điếc nặng – nhẹ khác nhau, đồng thời các loại điếc cũng khác nhau về bản chất (như điếc truyền âm, điếc tiếp âm…). Chính vì vậy, không phải bất kỳ người nào có vấn đề về điếc tai cũng phải dùng máy trợ thính.

Đối với từng trường hợp cụ thể khác nhau, sau khi thực hiện thăm khám, bác sĩ sẽ có chỉ định mổ hoặc tìm biện pháp để cải thiện sức nghe phù hợp nhất (trong đó có sử dụng máy trợ thính).

Người nghe kém, suy giảm thính lực không nghe rõ nên sử dụng máy trợ thính theo như nhiều khuyến cáo của các Bác sĩ trong ngành, người bệnh tuyệt đối không tự ý đi mua máy trợ thính về sử dụng mà cần phải đi khám trước. Lúc này, dựa trên các kết quả kiểm tra mới có thể kết luận về mức độ bệnh lý về tai ở mỗi người (đo chức năng nghe để biết có thực sự bị nghe kém không và nếu nghe kém thì mức độ nào).

Khi được kết luận phải dùng máy trợ thính thì đối với từng bệnh nhân khác nhau, các bác sĩ sẽ hiệu chỉnh cụ thể cho bệnh nhân có chỉ định đeo máy trợ thính. Nếu tự ý đeo máy trợ thính thì rất dễ xảy ra tình trạng ù tai, đau tai, khó chịu, thậm chí khiến tình trạng điếc ngày một nặng hơn vì tần số nghe của chúng ta không giống nhau. Và hiện nay có rất nhiều bệnh nhân than phiền về việc đeo máy trợ thính nhưng lại không cải thiện chức năng nghe một cách hiệu quả. Lý do của điều này đến từ sự hiệu chỉnh chưa hợp lý máy trợ thính với tần số âm thanh nghe của từng người.

Thông thường máy trợ thính sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với cả trẻ em và người lớn có các dấu hiệu về sức nghe kém so với bình thường.

  • Người tiếp thu âm thanh kém, tuy có thể nghe thấy những gì người khác nói nhưng không thật sự rõ ràng.
  • Những người thường lẩn tránh các cuộc trò chuyện, hạn chế giao tiếp xã hội vì các trở ngại về khả năng nghe.
  • Đối tượng thường xuyên phải tăng âm lượng của các thiết bị phát âm thanh như Tivi, Radio, máy tính hoặc điện thoại so với các thời điểm trước đó. Hoặc không thể tiếp nhận được tiếng đồng hồ báo thức, âm thanh nghe trong điện thoại không rõ cũng là dấu hiệu cần sử dụng máy trợ thính.
  • Một số người thường xuyên yêu cầu người khác lặp lại những gì vừa nói cũng là một trong những hành vi thể hiện sức nghe kém.

3. Các loại máy trợ thính

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy trợ thính khác nhau với các chức năng riêng – phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Tùy vào nhu cầu sử dụng, mức độ của bệnh và khả năng tài chính, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Giá của máy trợ thính sẽ dao động trong khoảng từ 800.000 nghìn đồng đến 50.000.000 triệu đồng.

Người dùng có thể chọn mua 4 nhóm máy trợ thính chính bao gồm: máy trợ thính nằm trong tai; máy trợ thính nằm trong ống tai; máy trợ thính nằm sau vành tai; máy trợ thính bỏ túi.

3.1. Máy trợ thính nằm bên trong tai (ITE)

Máy trợ thính và thông tin cơ bản
Máy trợ thính nằm bên trong tai (ITE)

Máy trợ thính nằm bên trong tai (ITE) ITE được biết đến là loại máy trợ thính có kích thước nhỏ gọn và tiện dụng nhất. Máy nằm trong tai được thiết kế theo kích thước và hình dạng khuôn tai phù hợp từng người để đặt gọn hoàn toàn bên trong ống tai. Loại máy trợ thính này có ưu điểm là gọn nhẹ, không vướng víu trong quá trình sử dụng. Đặc biệt tốt với những người có thói quen ưa hoạt động nhiều. Tuy nhiên, giá thành của máy trợ thính loại này khá cao.

3.2. Máy trợ thính siêu nhỏ nằm trong ống tai (CIC/IIC)

Máy trợ thính và thông tin cơ bản
Máy trợ thính siêu nhỏ nằm trong ống tai

Máy trợ thính siêu nhỏ nằm trong ống tai (CIC/IIC) Đây là dòng có kích thước nhỏ nhất trong tất cả các loại máy trợ thính. Máy được thiết kế để đặt vừa trong ống tai mỗi người chứ không phải trong khoang tai như ITE.

Ưu điểm: kích thước rất nhỏ, vì thế gần như không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, đáp ứng tốt nhu cầu của những người từ điếc nhẹ đến điếc sâu.

Nhược điểm: ngăn cản sự trao đổi khí tự nhiên trong tai với môi trường bên ngoài vì máy đã nằm gọn hết trong ống tai. Bên cạnh đó, không phải người bị điếc nào cũng có thể sử dụng loại máy trợ thính này mà phải phụ thuộc vào kết quả đo thính lực đồ. Máy CIC thường có mức giá cao nhất trong các loại máy trợ thính.

3.3. Máy trợ thính nằm ngay sau vành tai (BTE)

Máy trợ thính và thông tin cơ bản
Máy trợ thính sau tai (BTE)

Máy trợ thính nằm ngay sau vành tai (BTE) Máy trợ thính nằm ngay sau vành tai là loại máy trợ thính được sản xuất với đầy đủ các loại công suất khác nhau, phù hợp cho tất cả mức độ nghe kém của mỗi người. Máy nằm khuất sau vành tai, truyền âm thanh qua 1 ống nhỏ tới núm tai và được thiết kế khít với ống tai của mỗi người.

Ưu điểm: không chiếm diện tích quá nhiều nên việc lưu thông không khí trong tai với môi trường bên ngoài rất tốt. Vì vậy, tạo ra cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Về giá thành của các máy loại BTE thì cũng khá rẻ, có tới 60% người bị điếc đang sử dụng loại máy này.

Nhược điểm: cồng kềnh hơn so với ITE, CIC, gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ của người đeo.

3.4. Máy trợ thính bỏ túi

Máy trợ thính và thông tin cơ bản
Máy trợ thính bỏ túi

Máy trợ thính bỏ túi Sự xuất hiện của máy trợ thính bỏ túi là tiền đề phát triển của những loại máy trợ thính khác Dòng máy này xuất hiện đầu tiên trong các dòng máy trợ thính. Nó có cấu tạo với micro được đặt trong túi áo, hoặc gắn trên ngực áo.

Ưu điểm: giá rẻ, khả năng lưu thông không khí trong tai với môi trường vẫn được duy trì khá tốt, vì thế rất thoải mái cho thính lực người bệnh. Tuy nhiên, máy này khá cồng kềnh. Vậy nên chúng đang dần ít được sử dụng hơn trong thực tế.

4. Các tính năng của máy trợ thính

Các loại máy trợ thính đều có khả năng giảm tiếng ồn  Đối với từng loại máy trợ thính, sẽ có các tính năng cụ thể khác nhau. Vì vậy, khi mua máy trợ thính bạn cần hỏi rõ thông tin và cách sử dụng sản phẩm. Dưới đây, là một số tính năng chung của máy trợ thính:

  • Giảm tiếng ồn: Tất cả các thiết bị trợ thính đều có khả năng giảm tiếng ồn nhất định – Micro định hướng: Giúp người dùng phản hồi một cách tốt nhất với âm thanh phát ra từ các hướng cụ thể kết hợp với điều chỉnh tiếng ồn xung quanh.
  • Đầu vào âm thanh trực tiếp: Tính năng này cho phép người sử dụng cắm máy trợ thính trực tiếp vào nguồn phát âm thanh điện tử từ tivi, máy tính hoặc máy nghe nhạc.
  • Tính năng lọc âm thanh: Một số máy trợ thính tích hợp công nghệ loại bỏ âm thanh nhiễu từ môi trường, người dùng chỉ nhận được những âm thanh phù hợp đã được lập trình sẵn.
  • Kết nối không dây: Ngày càng nhiều các loại máy trợ thính không dây xuất hiện, máy có thể kết nối với một số thiết bị tương thích Bluetooth như điện thoại di động, máy nghe nhạc và tivi.
  • Điều khiển từ xa: Một số thiết bị máy trợ thính đi kèm điều khiển từ xa để thiết lập các tính năng khác của nó mà không cần chạm vào máy.

5. Khi nào cần đeo máy trợ thính

Để trả lời cho câu hỏi “Khi nào thì phải đeo máy trợ thính”, chúng ta cần xác định được chính xác bản thân đã bị giảm sức nghe bao nhiêu thông qua kiểm tra, đo thính lực. Việc khám thính lực sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về mất thính giác, để kịp thời can thiệp và có biện pháp điều trị tai đúng cách.

Sau khi có kết quả khám thính lực được biểu thị dưới dạng thính lực đồ (biểu đồ thính lực) các bác sĩ sẽ có kết luận về sức nghe của bạn ở mức độ nào, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp như: Ở mức độ nhẹ từ 21-40dB: Có thể dùng máy trợ thính; mức độ vừa phải từ 41-60dB Cần dùng máy trợ thính thường xuyên,..

Thời điểm cần đeo máy trợ thính:

  • Bản thân không nghe rõ âm thanh từ môi trường xung quanh.
  • Khi xem tivi, nghe radio,… phải bật mức âm lượng lớn.
  • Gặp trở ngại lớn khi giao tiếp với người đối diện.
  • Được kết luận gặp phải tình trạng suy yếu thính lực.

6. Cách điều chỉnh máy trợ thính

Máy trợ thính và thông tin cơ bản
Trong quá trình sử dụng máy trợ thính người dùng nên vệ sinh máy trợ thính định kỳ và điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Trong quá trình sử dụng máy trợ thính, người sử dụng nên lưu ý một số những điểm sau để đảm bảo sản phẩm giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống tốt nhất.

  • Sử dụng máy trợ thính theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và các lời khuyên từ người bán hoặc bác sĩ.
  • Nên vệ sinh máy định kỳ, tránh để bụi bẩn bám vào gây hưởng đến các chi tiết và hoạt động của máy.
  • Trường hợp xảy ra các lỗi hay máy bị hỏng hóc thì cần liên hệ đến nhà phân phối, nơi mua sản phẩm,… để được sửa chữa nhanh nhất.
  • Máy trợ thính là thiết bị điện tử giúp bạn cải thiện sức nghe, nhận thức rõ hơn về âm thanh và biết chúng đến từ đâu, không thể giúp bạn nghe rõ được mọi thứ như trước đây. Do vậy, mỗi người sử dụng sẽ có cảm nhận về sức nghe là khác nhau. Sau thời gian sử dụng quen dần với khả năng khuếch đại âm thanh kỹ thuật số thì cần hiệu chỉnh âm thanh của máy trợ thính sao cho phù hợp nhất.
  • Hầu hết các máy trợ thính đều được trang bị nút điều chỉnh âm lượng để người dùng có thể tự điều chỉnh sao cho thoải mái và dễ nghe nhất.
  • Trong thời gian đầu mới sử dụng máy trợ thính, hạn chế tăng âm lượng để tránh gây khó chịu. Sau thời gian khoảng 6 tháng, người dùng có thể tự tinh chỉnh âm thanh.
  • Việc điều chỉnh âm lượng lớn hơn không đồng nghĩa với việc nghe rõ hơn, phải tinh chỉnh đúng chuẩn từng người. Khi việc hiệu chỉnh không mang lại kết quả như mong muốn thì cần đến trung tâm trợ thính để kiểm tra, tinh chỉnh lại sao cho quá trình nghe được tốt hơn.
  • Nên sử dụng máy trong môi trường yên tĩnh đế đảm bảo sức nghe tốt nhất.

7. Bảo quản máy trợ thính như thế nào?

Nên bảo quản máy trợ thính nơi khô ráo, vệ sinh thường xuyên Khi sử dụng bất kỳ thiết bị nào thì việc bảo quản đều rất quan trọng. Đối với máy trợ thính cũng không ngoại lệ, cần chú ý một số điểm sau đây để bảo quản máy trợ thính tốt nhất.

  • Hãy để máy trợ thính cách xa những thiết bị điện tử như tủ lạnh, tivi, radio, máy tính.
  • Bảo vệ máy trợ thính khỏi tác động của nhiệt độ. Không để máy trợ thính ở nơi quá nóng hay quá lạnh.
  • Giữ máy trợ thính luôn trong tình trạng khô ráo. Đặc biệt mồ hôi hay nước sẽ rất dễ làm hỏng máy. Mỗi ngày, phải lau máy cẩn thận nếu có mồ hôi hay máy bị ẩm. Trước khi đi tắm, bơi hay đi dưới trời mưa phải tháo máy trợ thính. Ban đêm, cho máy trợ thính vào trong hộp có chứa những hạt hút ẩm. Tuyệt đối không xịt nước hoa hay những dung dịch khác vào máy trợ thính. Hãy dùng miếng vải khô, mềm để lau máy trợ thính – không sử dụng bất cứ loại nước lau rửa nào.
  • Thường xuyên kiểm tra ráy tai trong núm tai, vệ sinh thường xuyên bằng nước ấm.
  • Khi không sử dụng máy, hãy lấy pin ra khỏi máy trợ thính để giảm tình trạng han rỉ. Giữ cho pin sạch sẽ, tháo pin ra khi bạn không sử dụng máy trong một thời gian dài.
  • Bảo vệ máy tránh khỏi bụi. Để tránh bụi bám vào máy, khi sử dụng các bạn cần giữ tay sạch và khô khi cầm. Bởi vì micro của máy trợ thính rất nhỏ nên có thể bị bít bởi những hạt bụi làm cản trở âm thanh. Nếu muốn tránh bụi bẩn rơi vào trong micro, các bạn có thể sử dụng màng chắn micro và thay màng chắn micro định kỳ.
  • Tránh để máy bị rơi hoặc va chạm mạnh. Tránh va chạm mạnh là yếu tố thiết yếu trong cách bảo quản máy trợ thính. Làm rơi máy có thể gây ảnh hưởng đến đường truyền âm thanh và làm cho tuổi thọ của máy bị giảm sút.

Như vậy, Maytrothinhnhatban.com vừa giúp bạn tìm hiểu các thông tin về máy trợ thính, đối tượng nên sử dụng và cách điều chỉnh, bảo quản máy trợ thính tốt nhất. Hy vọng, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Hãy truy cập ngay heargo.vn hoặc liên hệ Hotline 058 542 9888 để được tư vấn

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *