Máy trợ thính là thiết bị hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người. Sử dụng thiết bị này mỗi ngày là phương pháp cải thiện khả năng nghe, giao tiếp hiệu quả cho người bị khiếm thính. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen sử dụng máy trợ thính không đúng cách, điều này có thể làm máy nhanh hỏng, sử dụng không hiệu quả, thậm chí còn gây giảm sút thính lực của tai nặng hơn.
Vậy có những lưu ý sử dụng máy trợ thính đúng cách nào? Đừng bỏ qua những thông tin mà Maytrothinhnhatban.com gửi đến bạn sau đây nhé!
Contents
1. Thực hành tháo lắp máy trợ thính đúng cách
Máy trợ thính gồm 3 bộ phận cơ bản: Micro, bộ khếch đại và loa. Để đảm sử dụng máy đúng cách, hiệu quả bạn sẽ cần thời gian làm quen với các tính năng, bộ phận của thiết bị.
Với những người lần đầu sử dụng sản phẩm sẽ không tránh khỏi những lạ lẫm, phiền toái khi đeo, cũng như cảm thấy khó chịu khi tiếp nhận những âm thanh phát ra từ máy như giọng nói của bạn nghe to hơn, luôn nghe thấy tiếng rít, tiếng ồn ào xung quanh, tiếng vo ve khi sử dụng điện thoại di động,… Bạn đừng quá lo lắng, đây đều là những biểu hiện rất phổ biến khi mới sử dụng máy. Tất cả sẽ được khắc phục khi bạn đã làm quen với thiết bị.
Do vậy, hãy dành thời gian thường xuyên thực hành tháo, lắp máy vào tai; vệ sinh máy, xác định thiết bị hỗ trợ bên trái, bên phải; thay pin và điều chỉnh âm thanh.
Mỗi kiểu dáng máy trợ thính khác nhau, sẽ có cách đeo khác nhau.
Ví dụ:
► Máy trợ thính sau tai (BTE
– Bước 1: Đặt máy trợ thính sau tai của bạn.
– Bước 2: Giữ phần uốn cong của ống giữa ngón tay cái và ngón trỏ của bạn. Tai nghe phải hướng về phía lỗ ống tai.
– Bước 3: Nhẹ nhàng đẩy tai nghe vào ống tai của bạn, cho đến khi ống mỏng nằm sát vào một bên đầu của bạn.
► Máy trợ thính trong tai (ITE)
– Bước 1: Giữ trợ thính với chấm màu hướng lên trên.
– Bước 2: Đăt đầu của máy trợ thính vào ống tai của bạn.
– Bước 3: Nhẹ nhàng kéo tai ra ngoài, và đẩy máy trợ thính vào trong ống tai, vặn nhẹ nếu cần theo đường viền tự nhiên của ống tai.
Lưu ý:
- Mỗi bên của máy trợ thính được thiết kế với chức năng riêng phù hợp với đúng bên tai (tai trái, tai phải). Vì vậy, để dễ dàng xác định đó là thiết bị trợ giúp tai trái hay tai phải, bạn có thể đánh dấu màu bên trong ngăn chứa pin. Khi lắp máy trợ thính vào tai, hãy luôn nhớ rằng chấm xanh là dành cho tai trái và chấm đỏ là dành cho tai phải,…
- Đảm bảo “Tắt máy khi không sử dụng”. Trước khi đeo máy phải tắt máy, đeo xong mới được bật máy.
2. Những lưu ý sử dụng máy trợ thính đúng cách
2.1. Điều chỉnh âm lượng trong những môi trường khác nhau
Thính giác được khếch đại của bạn sẽ phát ra những âm thanh khác nhau ở những môi trường khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo âm lượng hợp lý, hãy thực hành điều chỉnh tăng, giảm âm lượng phù hợp với khả năng nghe của bản thân.
Lúc đầu, để dễ làm quen nên đeo máy trợ thính trong môi trường yên tĩnh. Khi đã thích nghi với những tiếng động nhỏ, bạn có thể điều chỉnh ân thanh ở những nơi ồn ào hơn dễ dàng, nhanh chóng.
2.2. Tạo thói quen đeo máy trợ thính hàng ngày
Đeo máy trợ thính hàng ngày không chỉ giúp bạn cải thiện khả năng nghe, nâng cao chất lượng cuộc sống, mà nó còn giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ, cho phép não bộ có thời gian được thư giãn, và ngăn ngừa nguy cơ phát triển một số bệnh liên quan khác.
Vì vậy, hãy tạo thói quen đeo máy trợ thính thường xuyên, hàng ngày để đảm bảo thính giác của bạn sẽ trở nên tốt hơn.
2.3. Tháo lắp Pin đúng cách và an toàn
Các dòng máy trợ thính hiện nay đều sử dụng 4 kích thước pin tiêu chuẩn và mỗi loại đều có mã màu riêng.
Cách thay pin máy trợ thính:
- Bước 1: Mở ngăn chứa pin ở máy trợ thính. Tháo pin.
- Bước 2: Tháo nhãn dính mở mặt + của pin mới.
- Bước 3: Lắp pin mới vào ngăn chứa pin. Đảm bảo mặt + hướng lên trên.
- Bước 4: Đóng ngăn chứa pin lại.
Khi thay pin, cần lưu ý:
- Làm sạch các điểm tiếp xúc của pin bên trong thiết bị.
- Nếu có bất kỳ độ ẩm nào trên bề mặt pin, cần lau sạch trước khi sử dụng. Khi bạn thay pin, sẽ mất vài giây trước khi pin bắt đầu hoạt động.
- Khi bạn tháo pin, hãy để pin ở ngoài khoảng 3-5 phút trước khi lắp vào máy trợ thính.
- Rửa tay sạch trước khi thay pin: Nước, dầu mỡ hay bụi bẩn trên pin có thể làm hỏng máy trợ thính, tắc nghẽn các lỗ thoát khí trong pin.
- Tắt máy và mở cửa pin khi không sử dụng: Để hơi ẩm của ngăn chứa pin có thể thoát ra ngoài, giảm thiểu việc tiêu hao pin cũng như giúp pin không bị ăn mòn và làm hỏng máy trợ thính. Thời gian thích hợp để mở ngăn chứa pin thường vào buối tối, trước khi bạn đi ngủ.
- Giữ pin ở nơi khô thoáng: Nếu để pin ở nơi có nhiệt độ quá cao có thể gây cạn kiệt pin, giảm tuổi thọ của pin.
- Thay pin mới ngay khi pin hết.
- Không sử dụng pin mới cùng với pin cũ hoặc các loại pin khác nhau.
- Để pin thay thế và các thiết bị hỗ trợ nhỏ xa trẻ em và vật nuôi.
2.4. Hiện tượng nhiễu máy khi sử dụng
Trong quá trình sử dụng máy trợ thính, bạn có thể nghe thấy chất lượng âm thanh bị suy giảm và có thêm tiếng kêu, tiếng lách cách, hoặc những khoảng trống trong âm thanh, tiếng vo ve khi ở gần màn hình máy tính, ti vi, điện thoại di động,… Đây là hiện tượng nhiễu máy khá phổ biến với người dùng thiết bị. Trường hợp nhiễu điện từ xảy ra với cả máy trợ thính có dây và không dây, theo nguyên lý: Dòng điện trong thiết bị có thể tạo ra từ trường, do đó có thể tạo ra dòng điện trong thiết bị gần đó.
Để khắc phục tình trạng này, sử dụng máy trợ thính kết nối Bluetooth được coi là giải pháp giảm thiểu nhiễu máy hiệu quả cho bạn.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ tiếng kêu nào xảy ra khi bạn đang nghe điện thoại, bạn có thể nghiêng điện thoại ra khỏi mặt một chút. Khi đeo máy trợ thính sau tai, hãy đặt điện thoại lùi xa hơn về phía đỉnh tai, nơi đăt micro của máy trợ thính.
2.5. Microphone máy trợ thính
Micro là một trong 3 bộ phận chính của máy trợ thính có chức năng thu tín hiệu âm thanh và chuyển tín hiệu âm thanh dạng sóng âm trở thành tín hiệu điện cấp vào mạch khếch đại. Để thu tín hiệu âm thanh tốt, Microphone thường được chế tạo có độ nhạy thu cao.
Một số thiết bị máy trợ thính hiện nay, đã có tính năng Micro định hướng để cải thiện khả năng thu nhận âm thanh của người dùng trong môi trường có nhiều tiếng ồn xung quanh. Do vậy, khi sử dụng, bạn cần lưu ý đến tính năng này để tăng trải nghiệm khi đeo tốt nhất.
2.6. Cảm giác đeo thời gian đầu
Như đã nói ở trên, khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bạn cũng cần thời gian để tìm hiểu, làm quen và sử dụng thiết bị một cách thành thạo. Hãy bình tĩnh, kiên trì luyện tập sử dụng thiết bị mỗi ngày, bạn sẽ ngày càng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi đeo, giúp cải thiện tình trạng suy giảm thính lực của bản thân hiệu quả.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần lưu ý về cách vệ sinh, bảo quản máy đúng cách như sau:
– Tắt máy trợ thính trước khi đi ngủ. Sạc đầu pin để máy trợ thính hoạt động tốt nhất.
– Đặt máy trợ thính trong hộp đựng chống ẩm, nơi khô ráo, thoáng mát.
– Tuyệt đối không để máy ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh như lò vi sóng, tủ lạnh,…
– Không được để máy trợ thính tiếp xúc với hoá chất như trong mỹ phẩm, kem dưỡng da, keo xịt tóc,…
– Tránh để máy rơi hoặc va chạm mạnh.
– Không để máy trợ thính dính nước.
– Nếu máy trợ thính đeo không vừa vặn, không khít tai có thể do ráy tai tích tụ và thay đổi hình dạng ống tai. Hãy liên hệ ngay với các bác sỹ để được tư vấn đúng cách.
– Không sử dụng dung môi hoặc cồn để làm sạch máy trợ thính.
– Chỉ làm sạch máy trợ thính bằng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng hàng ngày (khăn mềm, khô,…)
– Bảo quản máy trợ thính đúng cách và vệ sinh định kỳ 4-6 tháng/lần tại các trung tâm, cửa hàng bán máy trợ thính.
– Nếu máy trợ thính không tạo ra âm thanh. Có thể do ẩm, hãy lau khô máy trợ thính và thay pin.
Trên đây là những lưu ý sử dụng máy trợ thính đúng cách, mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng thiết bị để cải thiện khả năng nghe tốt nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp về máy trợ thính, cũng như các vấn đề về thính lực, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những thông tin dưới đây: