Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]

Làm sao để giao tiếp với người khiếm thính dễ dàng và hiệu quả nhất? Đâu là phương pháp chuẩn khi giao tiếp với người khiếm thính, người bị điếc? Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên, hãy cùng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]
Phương pháp giao tiếp với người khiếm thính hiệu quả

1. Khó khăn của người khiếm thính trong giao tiếp

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc nhiều người bị khiếm thính, điếc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như chất lượng của sống của họ. Đặc biệt là trong vấn đề giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. Người khiếm thính thường khó bắt kịp vào các cuộc nói chuyện đang diễn ra do khả năng nghe kém và hiểu không thấu đáo ý nghĩa của cuộc nói chuyện. Dẫn đến việc không hiểu và phải hỏi lại người đối thoại.

Để giúp người khiếm thính có thể giao tiếp dễ dàng hơn, hiểu được nội dung, chủ đề đoạn hội thoại tương tác với người đối diện, việc tìm ra một phương pháp, cách giao tiếp với người khiếm thính hiệu quả rất quan trọng.

Dưới đây sẽ là 3 phương pháp giao tiếp với người khiếm thính bạn có thể tham khảo.

2. Phương pháp giao tiếp với người khiếm thính

Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ khó khăn về nghe – nói mà bạn nên chọn hình thức giao tiếp phù hợp với người khiếm thính.

2.1. Giao tiếp với người khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu (thông qua cử chỉ và biểu cảm)

Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]
Giao tiếp với người khiếm thính bằng ngông ngữ ký hiệu
Giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu được xem là phương pháp giáp tiếp chuẩn và hiệu quả dành cho người khiếm thính. Áp dụng hình thức giao tiếp này, bạn sẽ cần một ngôn ngữ hình ảnh sử dụng tay, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với người đối diện.

Ngôn ngữ ký hiệu có rất nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh bảng chữ cái chuẩn quốc tế dành cho người khiếm thính, thì mỗi quốc gia trên thế giới đều có hình thức ngông ngữ ký hiệu riêng.

Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]
Bảng chữ cái chuẩn quốc tế dành cho người khiếm thính
Tại Việt Nam, theo thống kê có ít nhất 3 ngôn ngữ ký hiệu phổ biến (được cộng đồng người điếc sử dụng nhiều nhất) đó là: Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội, ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng, và ngôn ngữ ký hiệu Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Giao tiếp với người khiếm thính bằng đọc thầm (đọc nhép)

Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]
Giao tiếp với người khiếm thính bằng cách đọc nhép (đọc thầm, đọc môi)
Đây là một kỹ thuật để hiểu lời nói bằng cách diễn giải trực quan các chuyển động của môi và lưỡi, sử dụng biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể để trợ giúp.

Người đọc môi sẽ sử dụng thông tin họ có từ:

  • Bối cảnh (hoặc chủ đề) của cuộc trò chuyện – điều này giúp thu hẹp vốn từ vựng mà họ có thể đang đọc nhép.
  • Kiến thức họ có về ngôn ngữ và các kiểu môi của nó.
  • Với những người bị suy giảm thính lực ở bất kỳ mức độ nào (có hoặc không có máy trợ thính).

Để giao tiếp với người khiếm thính bằng đọc thầm bạn cần phải có thời gian, kiên nhẫn, kiên trì học hỏi, luyện tập kỹ năng.

2.3. Giao tiếp với người khiếm thính qua điện thoại

Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]
Giao tiếp với người khiếm thính qua điện thoại
Trong trường hợp bạn không thể giao tiếp trực tiếp với người khiếm thính, thì hình thức giao tiếp bằng điện thoại sẽ là cách tốt nhất.

Bạn cần thực hiện: Nói trực tiếp, rõ ràng vào ống nghe của điện thoại (nhưng không giữ nó quá gần) và loại bỏ nhiều tiếng ồn xung quanh nhất có thể. Cũng như đảm bảo rằng họ biết họ đang nói chuyện với ai và nội dung cuộc trò chuyện, bằng các có thể nhắn tin thông báo trước cho người nghe.

Ngoài 3 phương pháp giao tiếp trên, bạn có thể giao tiếp với người khiếm thính thông qua những quy tắc riêng mà bạn và người khiếm thính tự quy ước với nhau, để dễ dàng trao đổi và tiếp nhận thông tin nhanh, hiệu quả nhất.

3. Lưu ý khi giao tiếp với người khiếm thính

Thu hút sự chú ý của người khiếm thính trước khi nói: Bạn có thể chạm nhẹ vào vai họ hoặc vẫy tay trong tầm nhìn của họ, hay nhấp nháy ánh sáng để người nghe biết được bạn đang muốn giao tiếp với họ. Tuyệt đối, không nên la hét hay gọi lớn, bởi nếu ở nơi công cộng đông người, có quá nhiều tiềng ồn thì cách gọi to sẽ không có tác dụng.

Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]
Thu hút sự chú ý của người khiếm thính trước khi nói bằng cách chạm nhẹ vào vai
Nhìn thẳng vào người khiếm thính và giao tiếp bằng mắt: Khi giao tiếp với người khiếm thính, hãy cố gắng không nhìn đi chỗ khác hoặc che miệng vì nhiều người khiếm thính dựa vào cách đọc môi để giúp họ hiểu bạn.

Nói với giọng bình thường: Hãy nói rõ ràng, chậm rãi và đều đặn, đừng lầm bầm, la hét hoặc cường điệu – điều đó sẽ làm biến dạng môi của bạn. Điều này sẽ giúp cuộc giao tiếp giữa bạn và người khiếm thính trở nên thoải mái, tự tin và tương tác tốt hơn.

Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]
Luôn nói rõ ràng, chậm rãi, đều đặn khi giao tiếp
Đôi lúc, bạn đừng ngại việc phải lặp đi lặp lại hoặc diễn đạt lại các từ, một vài lần nội dung cũng như hỏi lại người khiếm thính về nội dung câu vừa nói, để đảm bảo cả 2 vẫn đang nắm được câu chuyện, chủ đề đang nói.

Kiểm tra tiếng ồn xung quanh và ánh sáng: Người khiếm thính giao tiếp bằng mắt, vì vậy hãy kiểm tra ánh sáng phù hợp và không có tiếng ồn lớn xung quanh. Đảm bảo rằng khuôn mặt của bạn không bị bóng và không có ánh sáng mạnh hoặc ánh nắng chiếu vào mắt họ.

Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]
Kiểm tra tiếng ồn và ánh sáng xung quanh
Giữ khoảng cách: Với người đeo khiếm khính có sử dụng máy trợ thính, khoảng cách tốt nhất để họ nghe và giao tiếp với bạn sẽ trong khoảng tối đa là 1,8-2m.

Nói ngắn gọn, dễ hiểu: Bạn cần lược bớt một vài từ ngữ không cần thiết trong lúc nói chuyện với người khiếm thính, cách này sẽ giúp cả 2 dễ nắm bắt câu chuyện hơn.

Ví dụ: Thay vì nói “Hôm nay tôi cảm thấy tốt” hãy nói “Tôi ổn”

Thường xuyên tương tác với nhau: Hãy luân phiên nhau trò chuyện

Học một số ngôn ngữ ký hiệu cơ bản: Có rất nhiều cách khác nhau để giao tiếp với người khiếm thính, tuy nhiên công cụ giao tiếp đang tin cậy và hiệu nhất là ngôn ngữ ký hiệu. Vậy nên, bạn cần thông thạo một số kỹ hiệu cơ bản để tương tác với người khiếm thính tốt nhất.

Giao tiếp với người khiếm thính [Phương pháp chuẩn]
Để giao tiếp với người khiếm thính hiệu quả hãy học một số ngôn ngữ ký hiệu cơ bản
Bình tĩnh, kiên nhẫn giao tiếp với người khiếm thính: Do tâm lý mặc cảm, nhiều người khiếm thính thường ngại giao tiếp, hoặc đôi khi họ không thể hiểu được nội dung bạn muốn truyền tải. Đừng bỏ cuộc, hãy kiên nhẫn tương tác, giúp họ hiểu được nội dung bạn cần nói. Tôn trọng người khiếm thính trong cuộc trò chuyện.

Viết ra nếu cần thiết: Nếu cuộc trò chuyện đang gặp bế tắc, bạn có thể viết câu cần diễn đạt ra giấy hoặc nhắn tin qua điện thoại.

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ về phương pháp giao tiếp với người khiếm thính và các lưu ý để giao tiếp với người khiếm thính, mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ trên, sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giao tiếp với người bị suy giảm thính lực hiệu quả.

Để giúp người khiếm thính nghe âm thanh to và rõ hơn, bạn có thể lựa chọn sử dụng các thiết bị máy trợ thính. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline 058 542 9888 để được tư vấn MIỄN PHÍ ngay nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *