Đo thính lực là gì? Quy trình khám thính lực

Đo thính lực, kiểm tra khả năng nghe, luôn là việc làm cần thiết đối với mỗi người, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, giúp bạn bảo vệ sức khoẻ cho đôi tai, cũng như phát hiện sớm các vấn đề về mất thính giác. Việc can thiệp và điều trị những vấn đề về tai một cách kịp thời, đúng cách là “chìa khoá” giúp bạn ổn định thính lực.

Đo thính lực là gì? Quy trình khám thính lực
Tại sao cần đo thính lực, quy trình khám thính lực hiện nay

Trong đó, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 0 tháng – 2 tuổi đây là giai đoạn phát triển rất quan trọng của bé – tiếp xúc, nhận thức thế giới xung quanh và giao tiếp, phát triển ngôn ngữ. Việc khám thính lực sẽ giúp cha mẹ biết được chính xác về khả năng nghe của con, từ đó kịp thời phát hiện và có phương án điều trị nghe kém đúng cách để không gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ sau này.

Vậy đo thính lực là gì? Khi nào cần đo thính lực? Quy trình khám thính lực ra sao?… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên. Đừng bỏ lỡ!

1. Đo thính lực là gì?

Đo thính lực là đo khả năng nghe qua dải tần số ở mỗi tai một cách độc lập. Trong đó, kết quả đo được trình bày dưới dạng biểu đồ minh hoạ (hay thính lực đồ) với trục ngang là tần số (Hertz – Hz) và trục dọc là cường độ (dB), các con số của biểu đồ thính lực sẽ dao động trong khoảng từ 125Hz đến 8000Hz.

Máy đo thính lực biểu thị ngưỡng nghe qua các tần số hoặc âm vực khác nhau trong một môi trường nghe yên tĩnh. Ngưỡng nghe được hiểu là âm thanh nhẹ nhất mà bạn có thể phát hiện trong khoảng 50% thời gian.

Lưu ý:

  • Khi kiểm tra khả năng nghe, các kỹ thuật viên sẽ đo trong phạm vi từ 250Hz đến 8000Hz vì mức này đã bao gồm các tần số của giọng nói – phạm vi quan trọng nhất để giao tiếp, tần số chúng ta nghe mỗi ngày trong phạm vi 250Hz tới 6000Hz.
  • Cường độ được đo lường ở đơn vị dB với mức âm thanh nhẹ nhất là -10dB, mỗi đường nằm ngang hiển thị mức tăng độ lớn của âm thanh khi tăng giá trị dB.

2. Khi nào cần đo thính lực

Theo các chuyên gia, kiểm tra khả năng nghe luôn là điều cần thiết ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, chẩn đoán và phát hiện các dấu hiệu nghe kém ở trẻ sơ sinh cần được cha mẹ quan tâm. Bởi vậy, khi trẻ hoặc bạn gặp các dấu hiệu bất thường sau, thì nên đi khám thính lực ngay:

Với trẻ sơ sinh và trẻ em từ 5 tuổi trở xuống

– Trẻ sơ sinh không có bất kỳ đáp ứng nào với tiếng động, tiếng thì thầm, tiếng cười hay tiếng nói ríu rít.

– Trẻ không có phản xạ quay đầu theo hướng giọng nói của bạn.

– Không bập bẹ hay cố gắng bắt trước âm thanh như nói bi bô, và thay đổi cao độ giọng nói của trẻ để tìm kiếm nguồn âm thanh phát ra.

– Khi bé 12 tháng tuổi vẫn không hiểu các cụm từ đơn giản.

– Từ 12 đến 18 tháng tuổi không thể xác định vị trí nơi âm thanh được phát ra.

– Không bắt trước nói hoặc sử dụng những từ đơn giản đối với người thân thường xuyên tiếp xúc hay những đồ vật gần gũi với trẻ.

– Bé chậm nói so với các trẻ cùng tuổi.

Đo thính lực là gì? Quy trình khám thính lực
Đưa trẻ đi khám thính lực sớm giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu nghe kém

Trẻ em trên 5 tuổi và người lớn

– Không nghe được tiếng và các âm thanh.

– Gặp khó khăn trong việc hiểu từ ngữ, đặc biệt khi có tiếng ồn xung quanh hoặc ở trong đám đông.

– Khó nghe các phụ âm.

– Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm, rõ ràng và lớn tiếng hơn.

– Phải tăng âm lượng khi xem tivi.

– Không thể tham gia vào hội thoại.

– Luôn có âm thanh vo vo hay ù tai.

Như vậy, khi phát hiện trẻ nhỏ và bạn có những dấu hiệu mất thính lực nêu trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đối với trẻ em, bị mất thính lực nếu không can thiệp sớm đồng nghĩa với việc trung tâm thính giác ở vỏ não không nhận đầy đủ tín hiệu kích thích, và sẽ bị trung tâm thị giác ở kế bên chiếm chỗ. Gây ảnh hưởng đến sự phát tinh thần và thể chất cũng như tâm sinh lý của trẻ.

3. Quy trình khám thính lực

Đo thính lực là gì? Quy trình khám thính lực
Quy trình khám thính lực

Bệnh nhận đo thính lực, sẽ được thực hiện các bước quy trình khám như sau:

1. Kiểm tra máy

2. Khám tai và lấy ráy tai (nếu có)

3. Chọn núm tai phù hợp

4. Các chuyên viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân ngồi yên khi đo, không giơ tay, không nói chuyện

5. Tiếp theo, tiến hành bật máy, đặt đầu dò vào ống tai, nếu đèn xanh báo hiệu đầu dò đặt đúng vị trí, tiến hành đo lần lượt từng tai một theo cài đặt của máy để có kết quả chính xác nhất.

6. Kết thúc quy trình khám thính lực, bệnh nhân nhận kết quả đo và được bác sĩ tư vấn.

4. Phương pháp đo thính lực

Hiện nay, có 2 phương pháp đo thính lực là phương pháp đo khách quan và phương pháp đo chủ quan.

Phương pháp đo khách quan

Đo thính lực là gì? Quy trình khám thính lực
Phương pháp đo thính lực khách quan

Là phương pháp đo không cần sự hợp tác của người được đo. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ yêu cầu trẻ phải nằm yên, không quấy khóc, 1 số phương pháp chỉ có thể thực hiện được khi trẻ ngủ và phải đảm bảo môi trường yên tĩnh. Các nghiệm pháp này bao gồm:

– Đo nhĩ lượng đồ

– Đo phản xạ cơ bàn đạp

– Đo âm ốc tai

– Đo điện thính giác thân não

– Đo ASSR

Phương pháp đo chủ quan

Đo thính lực là gì? Quy trình khám thính lực
Phương pháp đo thính lực chủ quan

Phương pháo đo chủ quan cần phải có sự tham gia và hợp tác của người được đo. Nếu trẻ hợp tác tốt, thì kết quả đo sẽ rất chính xác, phản ánh đúng sức nghe của trẻ với môi trường âm thanh xung quanh. Tuỳ theo lứa tuổi và sự phát triển của trẻ, các chuyên viên sẽ chỉ định phương pháp đo khác nhau. Các nghiệm pháp này bao gồm:

– Đo thính lực hành vi quan sát (áp dụng cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi).

– Đo thính lực hành vi có tăng cường hình ảnh (áp dụng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi).

– Đo thính lực đồ chơi (áp dụng cho trẻ từ 24 tháng đến 6 tuổi).

– Đo thính lực đơn âm (áp dụng cho trẻ trên 6 tuổi và người lớn).

Với đo thính lực đơn âm, cũng sẽ có 2 cách đo phổ biến: Đo thính lực đơn âm khách quan (áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi) và Đo thính lực đơn âm chủ quan (áp dụng cho trẻ nhỏ trên 6 tuổi).

5. Đọc kết quả đo thính lực

Sau khi đã được khám đo thính lực, bạn sẽ nhận được kết quả với các thông số chi tiết thể hiện trên thính lực đồ của bạn. Cụ thể, cách đọc kết quả đo thính lực như sau:

Đo thính lực là gì? Quy trình khám thính lực
Thông qua thính lược đồ giúp bạn biết được mức nghe

– Máy đo thính lực từ 00

– Máy đo thính lực từ 21-40dB: Mức độ nhẹ – Có thể dùng máy trợ thính.

– Máy đo thính lực từ 41-60dB: Mức độ vừa phải – Cần dùng máy trợ thính thường xuyên.

– Máy đo thính lực từ 61-70dB: Mức độ hơi nghiêm trọng – Cần dùng máy trợ thính.

– Máy đo thính lực từ 71-90dB: Mức độ nghiêm trọng – Cần dùng máy trợ thính thường xuyên hoặc với trẻ nhỏ (nếu không có máy nghe thì phải học cách đọc môi hoặc ngôn ngữ điệu bộ)

– Mức độ đo thính lực > 91dB: Mức độ rất nặng (mất thính lực hoàn toàn) – Máy trợ thính có thể giúp phần nào; cấy ốc tai điện tử

– Mức độ đo thính lực từ 1500 – 8000Hz: Khiếm thính tần số cao

Qua thính lực đồ, bạn có thể biết được mức độ tổn thương thính giác của mình. Từ đó có phương pháp điều trị bệnh mất thính lực hiệu quả nhất

Hy với những thông tin hữu ích về đo thính lực mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ đôi tai khoẻ mạnh nhất. Và đừng quên hãy kiểm tra thính lực từ sớm cho trẻ để phát hiện sớm mức độ nghe kém và vị trí tổn thương cơ quan thính giác để có thái độ xử trí và kịp thời.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *