Đo thính lực giá bao nhiêu? Kiểm tra thính giác bao nhiêu tiền? Chi phí cho một lần đo thính lực là khoảng bao nhiêu hiện nay?… Đây là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt ở những người lần đầu tiên phải đi kiểm tra thính lực, hoặc có những dấu hiệu suy giảm thính lực. Theo khảo sát, chi phí đo thính lực sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ thính lực, nơi thực hiện, bác sĩ khám và các yếu tố khách quan khác. Để giải đáp rõ hơn thắc mắc này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Đo thính lực là gì?
Đo thính lực hay còn gọi là kiểm tra thính lực, thính lực đồ là phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng nghe các âm thanh khác nhau của một người hay xác định mức ngưỡng nghe và xác định xem có vấn đề gì với thính giác của người được kiểm tra hay không.
Bác sĩ sẽ kiểm tra từng bên tai của bạn bằng cách sử dụng các kỹ thuật và phương pháp khám đo thính lực khác nhau để kiểm tra khả năng nghe của bạn và đo thính lực sẽ tạo ra một báo cáo về sức khỏe thính giác của bạn qua thính lực đồ.
Kiểm tra thính lực (kiểm tra khả năng nghe âm thanh) sẽ dựa trên độ lớn (cường độ) và âm sắc (tốc độ hoặc cao độ dao động của sóng âm).
2. Tầm quan trọng của đo thính lực là gì?
Để đảm bảo sức khoẻ cho đôi tai, phát hiện sớm và điều trị các bệnh về thính giác bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám thính lực định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần.
Kiểm tra thính giác định kỳ rất cần thiết và quan trọng, dựa vào kết quả của các bài kiểm tra thính lực sẽ giúp bạn biết được tình trạng mất thính lực hiện tại (nếu có). Qua đó, có thể xác định được mức độ và loại mất thính giác. Cũng như căn cứ vào kết quả bài kiểm tra thính lực, sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp điều trị và chăm sóc thính giác phù hợp cho bạn.
Mất thính lực có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và thường tiến triển dần dần, đôi khi bạn rất khó nhận biết được các triệu chứng, chỉ đến khi mất thính lực ở mức độ từ trung bình đến nặng, sâu các dấu hiệu ngày càng rõ hơn như:
- Cảm giác ù tai,
- Mọi người phàn nàn rằng bạn nói quá to, hoặc bật âm lượng ti vi, máy nghe nhạc quá lớn,…
- Bạn thường phải yêu cầu mọi người lặp lại những gì họ nói
- Bạn cảm thấy khó nghe các cuộc trò chuyện, đặc biệt nếu có tiếng ồn xung quanh,…
Lúc này, bạn đã gặp rất nhiều những rắc rối, phiền toái do suy giảm thính lực gây ra. Điều này, ảnh hưởng rất lớn sức khoẻ của bạn.
Vì vậy, khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của mất thính lực, bạn nên đi kiểm tra thính lực ngay. Đặc biệt, ở những người có nguy cơ bị mất thính lực cao như những người trên 60 tuổi và người làm các công việc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn kéo dài, chẳng hạn như xây dựng hoặc nhà hàng.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, mất thính lực bẩm sinh có thể xảy ra trước hoặc ngay sau khi sinh do tiếp xúc với một số bệnh trong tử cung hoặc ngay sau khi sinh có thể gây hại cho cơ quan thính giác của bé. Do vậy, việc chẩn đoán và đo thính lực cho trẻ càng sớm càng tốt, nên được thực hiện trong khoảng thời gian sau 24 giờ đến 72 giờ sau sinh. Hoặc chậm nhất là 1-3 tháng sau khi sinh. Đo thính lực giúp phát hiện sớm các dấu hiệu mất thính giác để điều trị và giảm thiểu những ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý do mất thính lực gây ra. Để trẻ có thể phát triển toàn diện các kỹ năng về ngôn ngữ, lời nói, giao tiếp và các mối quan hệ xã hội như các bạn cùng độ tuổi.
3. Đo thính lực giá bao nhiêu tiền?
Hiện nay, chi phí cho mỗi lần kiểm tra thính lực thường không quá đắt vì luôn được căn cứ theo quy định hiện hành của Sở Y tế. Tuy nhiên, để biết chính xác một mức giá chung cho đo thính lực sẽ rất khó xác định bởi nó sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Tình hình sức khoẻ, mức độ thính lực: Với những trường hợp suy giảm thính lực nhẹ, chỉ có những triệu chứng nghi ngờ thì mức chi phí có thể thấp hơn. Ngược lại, đối với những đối tượng mất thính lực nặng sẽ phải trả một mức giá cao hơn do phải tiến hành thực hiện nhiều xét nghiệm, phương pháp kiểm tra thính lực hơn.
Địa chỉ khám thính lực: Tuỳ vào từng cơ sở thực hiện, mức chi phí khám thính lực cũng sẽ khác nhau.
Hình thức và phương pháp đo thính lực: Hiện nay, đo thính lực có rất nhiều phương pháp khác nhau. Nếu sử dụng các kỹ thuật hiện đại thì chắc chắn mức giá sẽ cao hơn so với phương pháp truyền thống do độ tinh vi, chính xác cao, cho ra kết quả chuẩn xác.
4. Các phương pháp đo thính lực hiện nay
- Phương pháp kiểm tra thính giác chủ quan: Với phương pháp này sẽ cần sự hợp tác của người khám thính lực. Trong quá trình kiểm tra thính giác chủ quan, bác sĩ sẽ phát một số tiếng động, âm thanh hoặc từ ngữ nhất định và yêu cầu bạn thực hiện một cử chỉ để đáp lại những âm thanh này. Điều này, giúp bác sĩ đánh giá được mức độ của tình trạng mất thính lực và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Các bài kiểm tra thính giác chủ quan bao gồm đo thính lực thuần âm, đo thính lực giọng nói và đo thính lực phản xạ.
- Phương pháp kiểm tra thính giác khách quan: Các bài kiểm tra thính giác khách quan không yêu cầu sự hợp tác của người khám và thường được thực hiện trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các bài kiểm tra thính giác khách quan bao gồm phát xạ âm thanh (OAE), phản ứng âm thanh thân não (ABR), kiểm tra phản xạ âm thanh và đo màng não.
Thông thường, bạn sẽ mất khoảng từ 45-60 phút để hoàn thành các bài kiểm tra thính lực thông thường.
5. Kết quả đo thính lực
Kết quả kiểm tra đo thính lực sẽ được trình bày trên một biểu đồ gọi là thính lực đồ hiển thị những âm thanh nhỏ nhất mà bạn có thể nghe thấy ở các cao độ hoặc tần số khác nhau. Trục tung (dọc) của thính lực đồ biểu thị cường độ hoặc âm lượng của âm thanh được đo bằng decibel (dB). Trục hoành (ngang) mô tả tần số hoặc cao độ của âm thanh được đo bằng Hertz (Hz).
- Kết quả kiểm tra thính lực bình thường: Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn từ 0 đến 25dB trong dải tần số (ở người trưởng thành). Và từ 0 đến 15dB đối với trẻ em, chẳng hạn như tiếng thì thầm, giọng nói bình thường và tiếng đồng hồ tích tắc,…
- Phạm vi thính giác bình thường của con người là khoảng 20 đến 20.000Hz.
Như vậy, kết quả đo thính lực chi tiết, thính lực là bình thường nếu bạn có thể nghe thấy âm từ 250 đến 8.000Hz ở 25dB hoặc thấp hơn.
- Kết quả kiểm tra thính lực bất thường: Trong trường hợp, bạn không có khả năng nghe các âm thuần túy dưới 25dB. Thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị mất thính lực ở các mức độ và dạng mất thính giác khác nhau.
Các mức độ mất thính giác:
- Giảm thính lực nhẹ (26 đến 40dB)
- Khiếm thính trung bình (41 đến 65dB)
- Mất thính lực nghiêm trọng (66 đến 85dB)
- Giảm thính lực trầm trọng, điếc sâu (85dB trở lên)
Các loại mất thính giác:
- Mất thính giác dẫn truyền
- Mất thính giác giác quan
- Mất thính giác hỗn hợp
Dựa vào mức độ và loại mất thính giác, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây suy giảm thính lực, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp giúp bạn cải thiện khả năng nghe tốt nhất như sử dụng máy trợ thính, phẫu thuật (cấy ghép ốc tai điện tử, cấy ghép thính giác bằng xương,…), sử dụng thuốc,…
Hy vọng với những thông tin mà Maytrothinhnhatban.com vừa chia sẻ trên, đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn “Đo thính lực giá bao nhiêu tiền”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn thêm về thính giác hoặc các sản phẩm máy trợ thính, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 058 542 9888 để được tư vấn sớm nhất!