Điếc đột ngột là một căn bệnh không mới nhưng lại có xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay. Đặc biệt ở giới trẻ và người trưởng thành trong độ tuổi từ 16 đến 31 tuổi trở lên. Mất thính lực sẽ khiến bạn cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày.
Vì vậy muốn mình không bị điếc đột ngột, việc nắm rõ những thông tin về: Điếc đột ngột là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục? Tất cả sẽ được Maytrothinhnhatban.com chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Contents
1. Điếc đột ngột là gì?
Điếc đột ngột là hiện tượng mất khả năng nghe xảy ra một cách đột ngột. Theo nghiên cứu, phần lớn người bệnh phát hiện ra tình trạng khi vừa ngủ dậy, lúc sáng sớm với những triệu chứng như cảm giác đầy tai, chóng mặt hoặc ù tai, không nghe thấy âm thanh xung quanh, thường chỉ xuất hiện ở một bên tai.
Điếc đột ngột được xem là một cấp cứu trong tai – mũi – họng (điếc tai trong). Chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể làm giảm hiệu quả và cơ hội phục hồi thính lực của người bệnh.
2. Biểu hiện của điếc đột ngột
Tuỳ vào loại bệnh, mức độ và nguyên nhân điếc đột ngột thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó, các triệu chứng thường gặp như:
Ù tai, có tiếng kêu trong tai
Ù tai thường là dấu hiệu đầu tiên của mất thính lực đột ngột. Triệu chứng xảy ra trong khoảng vài giờ đến vài ngày, thường ở một bên tai (80-85%), có thể ở 2 tai (15-20%). Bạn sẽ luôn cảm giác trong tai có tiếng ù ù, có lúc như tiếng ve kêu, ong kêu,… rất khó chịu.
Khó nghe âm thanh cao độ
Trong trường hợp, bạn gặp khó khăn về giao tiếp, nghe chậm hoặc nghe không rõ âm thanh từ môi trường bên ngoài, nhất là những âm thanh cao độ như tiếng hét của trẻ em, tiếng nhạc lớn, tiếng còi ô tô,… rất chói tai. Thì đó là dấu hiệu tiếp theo báo hiệu bạn đang bị điếc đột ngột.
Chóng mặt, mất thăng bằng
Một buổi sáng thức dậy, bạn bị xây xẩm mặt mày, chóng mặt không ngồi dậy được hoặc nặng hơn có thể tự nhiên kiệt sức dẫn đến ngất xỉu không rõ nguyên nhân. Thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, đây là triệu chứng của mất thính giác đột ngột ở cấp độ nặng (cấp độ 4)
Đau tai, tai căng tức
Nếu tình trạng đau tai xuất hiện với ù tai, chóng mặt cùng lúc thì đây có thể là triệu chứng của điếc đột ngột.
Cảm giác đầy tai
Trong tai lúc nào cũng có cảm giác như đút nút tai.
Mất thính lực
Khi gặp các vấn đề nêu trên kéo dài, mà không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn thì nguy cơ bạn bị mất thính lực, điếc vĩnh viễn là rất cao.
Theo khuyến cáo, khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên (chóng mặt, ù tai):
► Trong vòng 24 tiếng, nếu bạn đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, thì khả năng phục hồi hoàn toàn là rất cao.
► Sau vài giờ đến 1 tuần: Khả năng khỏi là trên 85%
► Sau 1 tuần: Khoảng 25%
► Sau vài tuần (3-5 tuần): Khả năng phục hồi là rất thấp, bạn sẽ có nguy cơ điếc nặng, điếc vĩnh viễn
3. Nguyên nhân điếc đột ngột
Điếc đột ngột xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường không rõ nguyên nhân. Theo thống kê, khoảng 85-90% bệnh nhân bị điếc đột ngột không biết vì lý do gì. Bởi mất thính lực đột ngột thường không có dấu hiệu, triệu chứng cụ thể, nên người bệnh chủ quan nghĩ mình mắc một số bệnh thông thường, đến khi thăm khám bệnh thường giai đoạn muộn, rất khó điều trị.
Các nguyên nhân thường gặp nhất của điếc đột ngột bao gồm:
1. Nhiễm các bệnh truyền nhiễm: Viêm màng não, viêm mê nhĩ, viêm ốc tai có thể do các tác nhân nấm, vi trùng, vi rút (sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu,…)
2. Do áp lực công việc và cuộc sống, stress kéo dài: Theo nghiên cứu, một người làm việc trong môi trường tiếng ồn kéo dài có tần số dB (đề xi ben) vượt quá 85dB trong 8 tiếng và 100dB trong 15 phút thì nguy cơ điếc đột ngột rất cao.
Cũng như do áp lực công việc, học tập thường xuyên tiếp xúc với những con số, sử dụng các thiết bị điện thoại thông minh, đeo tai nghe quá mức đều gây tổn thương đến dây thần kinh, quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin đến đôi tai.
3. Mắc các bệnh lý về mạch máu: Tắc hoặc co thắt mạch máu tai trong, đặc biệt ở nhóm người bệnh có yếu tố nguy cơ cao như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ – máu,…
4. Biến chứng của cảm cúm, sốt siêu vi
5. Chấn thương thần kinh thính giác: Chấn thương đầu, chấn thương tai do bị ngã,…
6. Do thay đổi áp lực đột ngột: lặn sâu, đi máy bay, leo vùng núi cao, hắt hơi, ho mạnh,…
7. Do bệnh tự miễn, khối u thần kinh thính giác, viêm đa khớp, hội chứng CoGan, nhiễm độc thuốc,
Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như uống rượu, hút thuốc thường xuyên, nghe nhạc âm thanh lớn,…
8. Sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ (như thuốc điều trị ung thư hoặc nhiễm trùng nặng, trong nhóm aminoglycosides, quinine, aspirin, cisplatin,…)
9. Các bệnh lý chuyển hoá: rối loạn chuyển hoá sắt, suy thận,…
10. Rối loạn tai trong, do hẹp hoặc co thắt mạch máu nuôi thần kinh trong gây thiếu máu nuôi thần kinh thính giác, tế bào thần kinh thính thính giác thiếu oxy rất dễ bị tổn thương.
4. Điều trị điếc đột ngột
Nguyên nhân chính gây điếc đột ngột hiện nay vẫn chưa được xác định, do vậy việc điều trị điếc đột ngột hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, chẩn đoán, xác định nguyên nhân điếc đột ngột và đưa ra nhóm điều trị thích hợp.
♦ Tiêu chuẩn chẩn đoán điếc đột ngột
– Giảm thính lực tiếp nhận trên 30dB
– Giảm thính lực ở 3 tần số âm liên tiếp
– Giảm thính lực xảy ra trong vòng 3 tuần
♦ Tiến hành các xét nghiệm
– Thử máu
– Hình ảnh học (thường là nội soi tai, chụp cộng hưởng từ) và các nghiệm pháp đánh giá chức năng tiền đình.
>>> Tỷ lệ tìm ra nguyên nhân điếc đột ngột thường rất thấp, chỉ chiếm từ 10-15% trên số bệnh nhân mắc.
Người ta làm gì để điều trị điếc đột ngột:
• Dùng thuốc kháng viêm (corticosteroids),
• Thuốc giãn mạch (histamin, papaverine),
• Thuốc kháng vi-rút (acyclovir, valacyclovir),
• Thuốc tiêu sợi huyết (heparin, warfarin),
• Thuốc hoạt hóa mạch máu (piracetam), kích thích vùng thần kinh thính giác
• Chất chống oxy hóa (vitamin E, ginkgo biloba) tăng lượng oxy ở trong tai
• Phẫu thuật lấy bỏ u thần kinh thính giác
5. Phòng tránh điếc đột ngột
Để phòng tránh điếc đột ngột hiệu quả, mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, làm việc và ăn uống khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
– Tránh tiếp xúc quá lâu với những nơi có âm thanh lớn hoặc đeo dụng cụ hỗ trợ chống tiếng ồn
– Hạn chế nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát âm thanh
– Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp
– Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
– Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, các thức ăn chứa nhiều chất béo, không tốt cho sức khoẻ.
– Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho thính lực như: thực phẩm giàu Kali: chuối, mơ, dưa hấu, cam, và rau chân vịt; thực phẩm chứa nhiều Folate: bông cải xanh, măng tây, các loại rau lá xanh khác, đậu lăng, đậu, bơ; thực phẩm có Vitamin C, E, D: cam quýt, các loại thảo mộc tươi, ổi, quả hạnh, hạt hướng dương, rau lá xanh, xoài, và dầu ô liu,…
– Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ
– Khi phát hiện có những dấu hiệu điếc đột ngột, cần đến ngay các cơ sở y tế trong vòng 24 tiếng đầu để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt
– Đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường.
– Song song với những việc phòng ngừa điếc đột ngột, nếu mất thính lực, không thể điều trị triệu chứng, cách tốt nhất nên sử dụng máy trợ thính (khuếch đại âm thanh) giúp bạn tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe. Hoặc cấy ốc tai điện tử (trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác)
Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu hơn về điếc đột ngột – cách khắc phục hiệu quả. Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường trên, hãy nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp về mất thính giác đột ngột, hoặc cần tìm mua máy trợ thính chất lượng, hãy liên hệ ngay với Maytrothinhnhatban.com qua Hotline 058 542 9888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
Maytrothinhnhatban.com – Chuyên cung cấp máy trợ thính chính hãng, giá tốt toàn quốc!