Điếc dẫn truyền là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người hiện nay. Với những biểu hiện phổ biến như gặp khó khăn nghe âm thanh yên tĩnh hoặc âm thanh từ xa, yêu cầu mọi người lặp lại những gì họ đang nói, đau ở tai hoặc đầu,… Người bị điếc dẫn truyền nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ. Vậy điếc dẫn truyền là gì, nguyên nhân nào gây ra tình trạng suy giảm thính lực dẫn truyền, và có những phương pháp điều trị nào hiệu quả? Hãy cùng Heagro tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Điếc dẫn truyền là gì?
Điếc dẫn truyền hay còn gọi là suy giảm thính lực dẫn truyền, nghe kém dẫn truyền, mất thính giác dẫn truyền xảy ra khi có vật cản hoặc tổn thương ở tai ngoài hoặc tai giữa khiến âm thanh không được truyền đến tai trong. Tai không thể chuyển các sóng âm thanh thành các xung điện và gửi chúng đến não. Do vậy, ngay cả khi tai trong khỏe mạnh, não cũng sẽ không nhận được thông tin về âm thanh xung quanh và người mắc sẽ bị mất thính giác.
Nghe kém dẫn truyền có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Đối tượng có nguy cơ cao bị điếc dẫn truyền thường là trẻ em, thanh niên và người cao tuổi.
2. Nguyên nhân gây điếc dẫn truyền
Điếc dẫn truyền thường diễn ra dần dần theo thời gian, có thể từ nhẹ đến nặng. Một số nguyên nhân phổ biến gây điếc dẫn truyền bao gồm:
- Tai ngoài
– Viêm tai ngoài
– Tắc nghẽn do ráy tai hoặc dị vật trong ống thính giác bên ngoài (vật lạ mắc kẹt trong tai)
– Khối u của ống tai
– Hẹp bẩm sinh hoặc hẹp của ống tai ngoài (thu hẹp hoặc ống tai bị chặn)
– Các vết lồi lõm (phần nhô ra giống như xương có thể phát triển bên trong ống tai và gây tắc nghẽn tiềm ẩn)
- Tai giữa
– Tích tụ chất lỏng trong tai giữa (thường do dị ứng hoặc cảm lạnh)
– Xuất hiện một lỗ thủng ở màng nhĩ (trống tai) do chấn thương, nhiễm trùng tai hoặc thay đổi áp suất không khí quá nhanh và mạnh
– Xơ vữa màng nhĩ
– Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai)
– Rối loạn chức năng ống Eustachian, nối tai giữa với phía sau mũi và cổ họng
– Xơ vữa tai, ảnh hưởng đến xương tai giữa nhỏ được gọi là xương bàn đạp
– Chứng xơ cứng tai (một chứng rối loạn di truyền trong đó xương phát triển hình thành xung quanh một xương nhỏ ở tai giữa, ngăn không cho nó rung khi bị kích thích bởi âm thanh
– Các khối u hoặc khối u phát triển bất thường hình thành trong tai giữa, chẳng hạn như khối u cholesteatoma hoặc khối u glomus
– Chấn thương đầu hoặc tai làm hỏng cấu trúc của tai ngoài hoặc tai giữa.
3. Biểu hiện của điếc dẫn truyền
Mất thính giác dẫn truyền có biểu hiện như thế nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các mức độ điếc dẫn truyền khác nhau mà người bệnh gặp phải. Dưới đây, là các dấu hiệu thường gặp của điếc dẫn truyền như:
- Mất thính lực đột ngột hoặc bất ngờ ở một hoặc cả hai tai
- Tất cả âm thanh dường như bị bóp nghẹt hoặc bị chặn ở một bên tai
- Cảm giác như tai bị đầy hoặc bị nhồi
- Khó nghe thấy âm thanh yên tĩnh, nhẹ nhàng ở cả âm vực cao và thấp
- Đau ở tai hoặc đầu
- Ù tai (nghe thấy những âm thanh lạ như tiếng gió rít, ù ù, vo ve,…)
- Chóng mặt hoặc khó giữ thăng bằng
- Dịch chảy ra từ tai
- Thiếu chú ý, mệt mỏi
- Tăng âm lượng các thiết bị để nghe rõ hơn như TV, iPad, radio,…
- Gặp khó khăn trong giao tiếp (nghe không rõ, yêu cầu lặp lại nội dung nhiều lần,…)
- Đối với trẻ em, điếc dẫn truyền kéo dài có thể dẫn đến thính giác bị bóp nghẹt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ như chậm nói, ngại giao tiếp, kết quả học tập kém,…
4. Khi nào nên đo thính lực
Nếu bạn đang gặp phải một trong những biểu hiện của điếc dẫn truyền nêu trên, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các bài kiểm tra thính giác để xác định nguyên nhân và mức độ suy giảm thính lực dẫn truyền bạn đang gặp phải. Từ đó, đưa ra những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Một trong những biện pháp chẩn đoán bệnh điếc dẫn truyền thường được các bác sĩ áp dụng là đo thính lực (thính lực đồ). Với mục đích để đo lường mức độ nhạy cảm về khả năng nghe của người bệnh so với bình thường, xác định các mức độ khác nhau của điếc dẫn truyền.
5. Cách khắc phục, điều trị điếc dẫn truyền
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây điếc dẫn truyền sẽ có các phương pháp điều trị, khắc phục cải thiện khả năng nghe hiệu quả của người bị suy giảm thính lực dẫn truyền. Dưới đây, là các cách khắc phục điếc dẫn truyền phổ biến hiện nay:
- Phẫu thuật, lấy ráy tai, dùng thuốc kháng sinh: Áp dụng trong trường hợp điếc dẫn truyền do không có ống tai bẩm sinh, dị tật hoặc rối loạn chức năng của cấu trúc tai giữa (tức là do chấn thương đầu), lỗ thủng ở màng nhĩ, tổn thương xương hoặc khối u, tích tụ ráy tai, nhiễm trùng tai,… Phương pháp giúp điều chỉnh cấu trúc tai, loại bỏ chất lỏng tích tụ hoặc ráy tai, thoát chất lỏng dư thừa, tạo điều kiện cho âm thanh truyền đến tai trong dễ dàng.
- Sử dụng máy trợ thính: Nếu nguyên nhân gây điếc dẫn truyền được xác định là do bị hẹp ống tai, tiết dịch tai, xơ cứng tai,… khó điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và có thể được coi là mất thính lực vĩnh viễn. Thì dùng máy trợ thính được coi là cách khắc phục mất thính giác dẫn truyền tốt nhất. Thiết bị giúp khếch đại âm thanh, cải thiện khả năng nghe hiệu quả.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bị điếc dẫn truyền có thể lựa chọn phương pháp điều trị cấy ghép bằng phẫu thuật các thiết bị tích hợp xương – giải pháp thính giác dẫn truyền qua xương. Hệ thống dẫn truyền của xương bỏ qua các cấu trúc dẫn truyền của tai ngoài và tai giữa bị tổn thương, vì vậy nó có thể gửi các rung động âm thanh trực tiếp đến tai trong.
Trên đây là những thông tin về bệnh điếc dẫn truyền, nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách khắc phục suy giảm thính lực dẫn truyền hiệu quả mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ đến bạn. Mong rằng, sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ và nâng cao sức khoẻ đôi tai của mình tốt nhất. Và cũng đừng quên, nếu gặp phải các dấu hiệu của điếc dẫn truyền nêu trên thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.