Dị vật chui vào tai có thể gây đau và chảy dịch hoặc chảy máu tai. Đôi khi, các dị vật còn gây cảm giác đầy, áp lực trong tai, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến thính lực nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy dị vật chui vào tai là gì? Nguyên nhân, biểu hiển, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị dị vật trong tai hiệu quả. Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Contents
1. Tổng quan dị vật trong tai
Dị vật trong tai là tình trạng khi có vật lạ ở bên ngoài, như hạt, viên bi, bông tăm, côn trùng, thức ăn, đồ chơi,… mắc kẹt trong ống tai ngoài (ống dẫn đến màng nhĩ). Khi một dị vật xâm nhập vào trong ống tai, nó có thể gây đau, nhiễm trùng, hỏng màng nhĩ và giảm thính lực.
Ống tai ngoài được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính ống tai sụn ở ngoài và ống tai xương ở trong. Dị vật mắc kẹt trong bất kỳ phần nào của ống tai ngoài đều có thể gây tổn thương cho tai.
Các dị vật có thể bị mắc kẹt trong tai một cách vô tình hoặc cố ý. Và trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc dị vật trong tai. Vì ở độ tuổi này, trẻ thường có tính hiếu kỳ, tò mò về cơ thể và thích khám phá môi trường xung quanh, nên có thể tự nhét đồ vật vào tai chúng hoặc đặt nó vào tai các bạn khác trong khi chơi.
Thông thường người lớn có thể nhận biết nếu có dị vật trong tai, nhưng đối với một số trẻ nhỏ, chúng có thể không biết và tình trạng này thường vô tình được phát hiện khi cha mẹ đưa trẻ đi kiểm tra tai định kỳ hoặc khi nó gây đau hoặc nhiễm trùng.
Một số dị vật thường bị kẹt trong tai phổ biến bao gồm:
- Đồ chơi nhỏ hoặc các bộ phận của đồ chơi
- Đồ ăn
- Cục tẩy bút chì
- Côn trùng (kiến, ruồi, gián,…)
- Hạt giống rau (hạt đậu, đậu hà lan, hạt cải,…)
- Pin nhỏ
- Giấy
- Hạt bỏng ngô
- Băng bông gạc
- Tăm bông
- Viên bi
- Nút bấm
- Đá
- Lá, hoa, mảnh bông
- Các mảnh vụn thực phẩm (kẹo, rau,… )
- Đồ gia dụng nhỏ.
Tuỳ vào kích thước, vị trí mắc kẹt và thời gian dị vật ở trong ống tai, mức độ ảnh hưởng đến tai sẽ khác nhau. Chẳng hạn như, dị vật đá và hạt thường không gây đau (không có triệu chứng) từ 1 đến 2 tuần, đa số được phát hiện khi đi kiểm tra thính lực. Ngược lại, các vật thể khác có thể hút nước và gây sưng, đau tai, giảm thính lực, mẩn đỏ hoặc chảy dịch bên trong ống tai như hạt bỏng ngô hoặc hạt đậu,…
Một số vật lạ không thể tự rơi ra khỏi tai bạn. Nó có thể ở trong tai của bạn cho đến khi bạn lấy nó ra. Hầu hết các dị vật đều được dễ dàng lấy ra.
Dị vật khi vào tai có thể gây khó chịu nhẹ cho đến rất khó chịu, nhưng thường không nguy hiểm. Và việc lấy dị vật sẽ được chỉ định bất cứ lúc nào khi xác định rõ dị vật trong ống thính giác bên ngoài để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do dị vật trong tai gây ra đối với người mắc.
2. Nguyên nhân của dị vật trong tai
Dị vật chui trong tai thường xảy ra do tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày như:
- Sử dụng quá nhiều tăm bông để làm sạch tai có thể vô tình bị vật gì đó bò hoặc rơi xuống tai, cũng như đẩy ráy tai và các mảnh vụn tế bào từ da vào sâu hơn trong ống tai hơn, gây ra các triệu chứng ù tai, đau tai.
- Côn trùng như ruồi, kiến, gián,… có thể bay hoặc bò trong ống tai. Thông thường, nó xảy ra khi bạn ngủ trên mặt đất hoặc ngoài trời.
- Khi đang chơi, do cố ý hoặc vô tình trẻ đưa các vật lạ vào tai như tăm, ghim, bút, thức ăn, các mẩu hạt, các bộ phận nhỏ của đồ chơi,… Hoặc con côn trùng bay hoặc bò vào tai.
Các dị vật mắc kẹt trong tai đều có thể gây hại và làm hỏng ống thính giác cũng như cấu trúc nếu không được xử lý kịp thời. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ người mắc dị vật bị điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn.
3. Biểu hiện dị vật chui vào tai
Các biểu hiện phổ biến bao gồm:
- Đau: Khó chịu có thể từ nhẹ đến nặng.
- Tai đỏ hoặc bầm tím, sưng tấy
- Tiết dịch (tai có máu hoặc mủ)
- Ở trẻ nhỏ, gãi hoặc chà xát tai liên tục
- Cảm giác đầy hoặc áp lực bên trong tai
- Giảm thính lực
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Sốt
- Tiếng ồn trong tai
4. Ảnh hưởng của dị vật trong tai lâu ngày
Ngoài sự khó chịu, đau tai thường gặp. Trong một số trường hợp, dị vật thâm nhập vào sâu trong tai và thời gian tồn tại lâu có thể gây các biến chứng rất nguy hiểm trong tai:
- Nhiễm trùng tai
- Chảy dịch từ tai
- Mất thính lực
- Mất thăng bằng do áp lực tích tụ trong tai
- Lo lắng, căng thẳng, khó chịu, mất ngủ, stress kéo dài,..
- Thính giác có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu dị vật chặn ống tai.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ lấy dị vật
Mặc dù có thể lấy các dị vật nhỏ ra khỏi tai tại nhà, nhưng tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xử lý các dị vật trong tai một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Tuỳ thuộc vào vị trí và loại dị vật trong tai, các bác sĩ sẽ có những phương pháp loại bỏ dị vật như:
- Nếu dị vật chất liệu kim loại, bác sĩ sử dụng nam châm để loại bỏ.
- Dùng nước để làm sạch ống tai.
- Dùng máy hút hoặc các vật nhỏ hoặc dụng cụ có vòng hoặc móc để kéo vật phẩm ra.
- Phẫu thuật
Lưu ý: Nếu có dị vật chui vào tai, hãy ghi nhớ các hướng dẫn sau:
- Không sử dụng bất cứ vật dụng gì vào ống tai tuỳ ý để kiểm tra dị vật vì nó có thể đưa dị vật vào sâu hơn trong ống tai.
- Không đánh vào đầu để loại bỏ dị vật
- Không dùng tăm bông để lấy dị vật ra.
- Không nhét các vật sắc nhọn vào tai để lấy dị vật ra ngoài.
- Đến ngay các cơ sở y tế để được loại bỏ dị vật an toàn.
Một số cách lấy dị vật trong tai tại nhà:
- Nghiêng đầu người khác để xem liệu dị vật có rơi ra ngoài một cách đơn giản hay không.
- Nếu bạn có thể nhìn thấy dị vật bên trong tai, hãy dùng nhíp kéo nó ra một cách cẩn thận, từ từ không mạnh tay kéo dị vật ra. Và tuyệt đối không được đẩy nó vào sâu hơn bên trong ống tai.
- Nếu có côn trùng mắc kẹt bên trong tai, hãy làm ấm vài giọt dầu trẻ em/ dầu thực vật và nhỏ vào tai để tiêu diệt côn trùng. Tuy nhiên, không sử dụng phương pháp này nếu có vật gì khác bị kẹt bên trong tai và gây đau đớn hoặc chảy máu.
- Có thể rửa sạch dị vật bằng một ít nước ấm nếu bạn chắc chắn màng nhĩ và ống tai không bị tổn thương.
6. Tại sao cần kiểm tra thính lực sau khi lấy dị vật
Việc kiểm tra thính lực sau khi lấy dị vật rất cần thiết. Giúp bạn bảo vệ đôi tai của mình tránh nhiễm trùng, cũng như đảm bảo chắc chắn các phần của dị vật không còn trong tai và không có bất cứ triệu chứng khác lạ ảnh hưởng đến thính giác.
Đặc biệt, nếu bạn bị đau, mất thính giác hoặc khó chịu sau khi lấy dị vật ra. Hãy đi kiểm tra thính lực lại ngay lập tức để bác sĩ có phương án điều trị kịp thời, an toàn nhất.
Đôi tai có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy, khi gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thính giác, như dị vật chui vào tai, bị đau hoặc ù tai, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời ngay nhé! Hy vọng qua bài viết mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm những kiến thức về tình trạng dị vật trong tai, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.