Các kiểu đeo máy trợ thính phù hợp

các kiểu đeo máy trợ thính nào? Làm sao để tìm được chiếc máy trợ thính ưng ý, phù hợp với mức độ khiếm thính, sở thích, lối sống và khả năng tài chính của bạn? Câu hỏi có lẽ đang là băn khoăn của rất nhiều người? Đừng lo, bài viết dưới đây Maytrothinhnhatban.com sẽ tổng hợp 6 kiểu đeo máy trợ thính phổ biến hiện nay, giúp mang lại cảm giác âm thanh tốt nhất mà thiết bị mang lại cho bạn.

Các kiểu đeo máy trợ thính phù hợp
Những kiểu đeo của máy trợ thính phổ biến hiện nay

1. Chỉ định sử dụng máy trợ thính

Máy trợ thính là thiết bị khuếch đại âm thanh đeo ở tai nhằm hỗ trợ khả năng nghe ở người bị suy giảm thính lực. Máy thường được lập trình để giải quyết mức độ mất thính giác của một cá nhân trên các dải tần số âm thanh. Từ đó, người đeo có thể nghe rõ âm thanh từ người khác hoặc môi trường xung quanh hơn.

Tùy vào mục đích, cách thức sử dụng máy trợ thính của riêng từng người mà chọn được loại đeo tai phù hợp nhất. Tuy nhiên, dù đeo máy như thế nào thì người dùng cần tuân thủ các chỉ định dưới đây.

* Máy đeo đối với người lớn: 

+ 18 tuổi trở lên.

+ Mất thính giác, tổn thương thần kinh thính giác hai bên mức độ nặng đến sâu (> 40 dB).

+ Mất thích giác, tiếp nhận âm thanh kém ở một bên tai với sức nghe từ 40dB – 80dB.

+ Sử dụng máy trợ thính sau 6 tháng mà không thấy thoải mái và ổn định cần kiểm tra và tìm biện pháp cải thiện.

+ Người bị điếc dẫn truyền ở một hoặc hai bên tai nhưng không chấp nhận can thiệp điều trị y tế hoặc trong thời gian chờ đợi phẫu thuật.

* Máy đeo đối với trẻ em: 

+ Từ 12 tháng đến 17 tuổi.

+ Trẻ bị điếc, tổn thương thần kinh thính giác hai bên mức độ nặng (> 90 dB).

+ Sử dụng máy trợ thính phù hợp trong thời gian ít nhất 6 tháng ở trẻ em từ 2 đến 17 tuổi, hoặc ít nhất 3 tháng đối với trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi.

2. Các kiểu đeo máy trợ thính cơ bản

Trên thị trường hiện nay có 2 dạng máy trợ thính là máy trợ thính có dây và máy trợ thính kết nối không dây. Chúng được chia thành 6 loại với các kiểu đeo khác nhau trong 3 nhóm chính gồm: Máy sau tai (BTE, LIFE), Máy đầy tai (ITE, ITC, CIC) và Máy loa trong tai (RIC).

2.1. Máy trợ thính đeo sau tai BTE

Các kiểu đeo máy trợ thính phù hợp
Máy trợ thính đeo sau tai BTE

Máy trợ thính sau tai BTE (Behind The Ear) bao gồm vỏ máy cứng đeo sau tai và được liên kết với một miếng bịt tai bằng nhựa (núm tai) có kích thước phù hợp bên trong tai thông qua ống nối. Các bộ phận điện tử để xử lý âm thanh sẽ được tích hợp trong hộp đeo sau tai. Sau khi tiếp nhận và khuếch đại, âm thanh sẽ được truyền từ máy trợ thính qua núm tai rồi vào tai.

– Máy trợ thính BTE phù hợp để mọi lứa tuổi sử dụng, kể cả những người mất thính lực từ mức độ nhẹ đến nặng.

– Máy không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hay ráy tai, giúp tăng độ bền cũng như tính ổn định khi hoạt động.

– Máy tiếp nhận âm thanh trực tiếp từ môi trường xung quanh để xử lý.

– Dễ dàng kết nối BTE với các thiết bị hỗ trợ âm thanh khác như FM, điện thoại, máy nghe nhạc,..

2.2. Máy trợ thính đeo sau tai LIFE

Các kiểu đeo máy trợ thính phù hợp
Máy trợ thính đeo sau tai LIFE

Chúng ta còn dễ dàng tìm thấy loại máy trợ thính sau tai khác là LIFE, nó có cấu tạo và chức năng tương tự như BTE. Tuy nhiên, LIFE có kích thước nhỏ hơn, ống nối trong suốt, gần như khi đeo sẽ không bị nhìn thấy. Máy mang lại tính thẩm mỹ cao, dễ dàng sử dụng và thoải mái hơn khi dùng trong thời gian dài.

2.3. Máy trợ thính đầy tai ITE

Các kiểu đeo máy trợ thính phù hợp
Máy trợ thính đầy tai ITE

Máy trợ thính đầy tai ITE (In The Ear) được thiết kế để đeo vừa vặn hoàn toàn bên trong tai ngoài. Các linh kiện điện tử của máy sẽ tích hợp theo cách tinh tế nhất trong phần nhựa cứng của máy. Thông thường các máy ITE được cài đặt một số tính năng bổ sung như telecoil. Đây là một cuộn dây từ tính nhỏ, cho phép người dùng nhận âm thanh qua vi mạch của máy trợ thính, thay vì qua micro trang bị theo máy. Điều này giúp bạn dễ dàng nghe các cuộc trò chuyện qua điện thoại hơn. Telecoil cũng giúp mọi người nghe thấy âm thanh rõ nét hơn ở những nơi công cộng đặc biệt như nhà thờ, trường học, bệnh viện,…

– Máy cũng thích hợp với các trường hợp mất thính lực từ mức độ nhẹ đến nặng như BTE.
– Có thể kết nối được với các thiết bị không dây khác.

– Tính thẩm mỹ cao, hầu như người khác không nhìn thấy bạn đang đeo máy trợ thính.

– Vị trí đeo nằm trong phần tai ngoài nên việc khuếch đại tần số âm thanh của máy diễn ra tốt hơn.

– Góp phần giúp cho việc định hướng âm thanh của người dùng chính xác hơn.

– Nhỏ gọn, tiện lợi khi di chuyển hay sử dụng trong thời gian dài.

– Tuy nhiên, máy không nên dùng cho trẻ em vì máy thiết kế riêng cho từng kích thước tai nhất định. Ở trẻ nhỏ, kích thước tai thường xuyên thay đổi nên không thích hợp để sử dụng cho nhu cầu dài hạn.

2.4. Máy trợ thính cửa tai ITC

Các kiểu đeo máy trợ thính phù hợp
Máy trợ thính cửa tai ITC

Máy trợ thính cửa tai ITC (In The Canal) là 1 trong 2 loại biến thể có cấu tạo gần giống như ITE. Máy được sản xuất với kích thước nhỏ hơn, vừa vặn để đeo tại cửa của ống tai cho 1 người nhất định.

– Hầu hết các thiết bị ITC đều là máy kỹ thuật số được trang bị nhiều công nghệ, tính năng hiện đại.

– Máy nằm khít trong ống tai, không thể nhìn thấy.

– Không phù hợp dùng cho trẻ em vì kích thước tai ở lứa tuổi nhỏ có sự thay đổi theo thời gian.

2.5. Máy trợ thính lọt trong ống tai CIC

Các kiểu đeo máy trợ thính phù hợp
Máy trợ thính lọt trong ống tai CIC

Máy trợ thính lọt trong ống tai CIC (Complete In Canal) là thiết bị được đặt hoàn toàn trong ống tai ở người. Kích thước siêu nhỏ, vừa vặn với 1 người cụ thể.

– Loại máy nhỏ, gọn nhất.

– Máy được hiệu chỉnh thông qua phần mềm nhờ tích hợp hệ thống công nghệ hiện đại.

– Định hướng âm thanh, lọc tiếng ồn ở mức tốt nhất.

– Tuy nhiên, kích thước quá nhỏ khiến người dùng không cảm nhận được việc bản thân đang sử dụng máy trợ thính.

2.6. Máy trợ thính loa trong tai RIC

Các kiểu đeo máy trợ thính phù hợp
Máy trợ thính loa trong tai RIC

Máy trợ thính loa trong tai RIC (Receiver in the canel – RIC) là thiết bị gồm phần linh kiện thu và xử lý âm thanh được đặt sau tai, rồi truyền âm thanh trực tiếp vào loa gắn cố định trong tai. Bộ phận khuếch đại âm thanh và loa được kết nối bằng một ‘dây thu’ nhỏ có chứa cáp điện. Máy mang lại chất lượng âm thanh tự nhiên, sắc nét hơn nhờ bộ thu được đặt bên trong ống tai.

– Máy có kích thước khá nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng trong thời gian dài.

– Phù hợp với mọi lứa tuổi với các mức công suất máy thu khác nhau.

– Các núm tai có nhiều loại khác nhau để khớp với từng đối tượng sử dụng cụ thể.

– Định hướng âm thanh sẽ không tốt vì thông tin đã được xử lý qua bộ phận thu được gắn ở ngoài.

Sở hữu được một chiếc máy trợ thính với nhiều tính năng ưu việt luôn là mong muốn của tất cả người sử dụng. Hy vọng thông qua bài viết trên, đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn “Các kiểu đeo máy trợ thính” và tìm được sản phẩm phù hợp với mình. Để được trải nghiệm sản phẩm máy trợ thính tốt nhất cũng như nhận được các tư vấn về tai (mất thính lực, khiếm thính, nghe kém,…) hãy liên hệ với Maytrothinhnhatban.com

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *