Đôi tai là cơ quan tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Thính giác giúp chúng ta có thể nhận thức về âm thanh (khả năng nghe) trong môi trường xung quanh, giao tiếp và kết nối với mọi người, đảm bảo sự an toàn và duy trì sự cân bằng. Tai dễ bị tổn thương nên cần được vệ sinh đúng cách để đôi tai luôn khoẻ mạnh.
Vậy vệ sinh tai như thế nào là đúng cách an toàn? Cần lưu ý những gì khi vệ sinh tai tại nhà? Hãy cùng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Mục đích khi vệ sinh tai
Có thể bạn chưa biết, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc tích tụ ráy tai là do việc “lấy ráy tai tại nhà”. Cách làm sạch tai không đúng cách này, không những không thể giúp loại bỏ ráy tai, mà còn dẫn đến việc ráy tai bị đẩy sâu hơn vào trong ống tai và dẫn đến hình thành nút ráy tai, khiến tai bị tổn thương, nhiễm trùng gây đau đớn và có thể gây suy giảm thính lực, điếc vĩnh viễn.
Thông thường, tai sẽ có khả năng tự làm sạch, nên chúng ta không cần phải làm sạch chúng. Vệ sinh tai quá thường xuyên có thể gây nhiễm trùng và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tạo ráy tai. Bởi ráy tai là một chất màu vàng, dính, được tạo ra bởi một phần ba bên ngoài của ống tai. Nó được tạo ra một cách tự nhiên bởi tai với mục đích làm sạch tai từ trong ra ngoài. Giúp giữ ẩm, chống thấm nước, chống nhiễm trùng và bảo vệ chống lại bụi, bẩn và vi trùng xâm nhập vào tai.
Trong một số trường hợp, người có ráy tai nhiều hơn bình thường do ráy tai và các mảnh vụn khác có thể tích tụ. Bạn sẽ cần phải vệ sinh tai.
Vệ sinh tai đúng cách rất quan trọng giúp hạn chế tổn thương có thể gây ra cho tai, cũng như để bảo vệ, tăng cường sức đề kháng cho đôi tai luôn khoẻ mạnh, đồng thời ngăn ngừa một số nguy cơ gây mất thính lực (đặc biệt ở người cao tuổi).
2. Khi nào cần làm sạch tai
Nếu bạn cảm thấy ráy tai bị tích tụ quá nhiều (dư thừa ráy tai) trong ống tai, đi kèm với các triệu chứng như:
- Ngứa tai
- Ho khan
- Ù tai
- Chóng mặt hoặc đau tai
- Vấn đề về thính giác/ mất thính giác/ khó nghe
- Nhiễm trùng tai
- Cảm giác bị bịt kín trong tai
- Cảm giác đầy tai
- Mùi hôi phát ra từ tai
- Tiết dịch từ ống tai
Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn nên làm sạch đôi tai của mình. Tuy nhiên, tuỳ vào mức độ tích tụ ráy tai và các lý do khác có thể khiến tai bị nghẹt như nhiễm trùng tai hoặc rối loạn chức năng ống Eustachian,… bạn cũng nên cẩn thận khi vệ sinh tai tại nhà.
Với những trường hợp, tích tụ ráy tai ít, mà trước đó bạn chưa có những dấu hiệu bất thường về tai, bạn có thể tự làm sạch tại tại nhà theo hướng dẫn. Ngược lại, khi bạn đã có các bệnh lý về tai trước đó như nhiễm trùng tai, thủng màng nhĩ, mất thính lực,… thì nên lựa chọn phương án đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và vệ sinh tai an toàn.
3. Hướng dẫn vệ sinh tai sạch sẽ, an toàn
Dưới đây là một số cách giúp bạn vệ sinh tai đúng cách, an toàn tại nhà tuỳ theo từng trường hợp cụ thể:
* Vệ sinh ngoài tai
Đây là cách tốt nhất để chăm sóc đôi tai của bạn bằng cách làm sạch các bộ phận bên ngoài tai. Bạn nên chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh tai như một miếng vải mềm hoặc khăn ấm và ẩm.
Hướng dẫn: Đặt ngón tay của bạn vào miếng vải ẩm và ấm và lướt ngón tay quanh các đường cong của tai để lau sạch bên ngoài tai giúp loại bỏ các chất tích tụ của ráy tai. Đảm bảo rằng không cố chọc vào bên trong tai và nhiệt độ nước không quá nóng, vì nó có thể làm bỏng ống tai.
Nếu cần, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu trẻ em, dầu khoáng hoặc glycerin, hydrogen peroxide, carbamide peroxide vào tai để làm mềm ráy tai bên trong theo đúng chỉ định hướng dẫn được ghi trên vỏ hộp. Sau một khoảng thời gian nhất định, các dung dịch này sẽ được hút hết hoặc rửa sạch ra khỏi tai.
* Rửa tai bằng nước muối sinh lý
Bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ tưới tai (ống tiêm), cho nước ấm hoặc dung dịch muối sinh lý vào ống tai, để trong vài phút và giữ đầu nghiêng sang một bên cho đến khi ráy tai mềm ra và giúp lấy ra dễ dàng hơn. Cách đơn giản nhất là để một chút nước ấm nhỏ vào ống tai của bạn trong khi tắm.
Lưu ý:
Phương pháp vệ sinh tai này sẽ không phù hợp với những người đang gặp các vấn đề như:
- Thủng màng nhĩ
- Nhiễm trùng tai
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh chàm hoặc các tình trạng da khác trong hoặc gần tai
- Hệ thống miễn dịch suy yếu.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý tuyệt đối không nên áp dụng các cách vệ sinh tai tại nhà dưới đây:
- Không sử dụng tăm bông để làm sạch ráy tai
- Không lấy ray tai bằng cách sử dụng thắp nên tai
- Tuyệt đối không được nhét bất cứ vật gì trực tiếp vào tai (không bao giờ đặt bất kỳ vật gì nhỏ hơn khuỷu tay vào tai như tăm bông, đinh ghim, chìa khóa, giấy bìa cứng hoặc bất cứ thứ gì khác mà bạn có thể sử dụng để làm sạch hoặc ngoáy tai).
- Không nên vệ sinh tai thường xuyên quá mức.
Những sai lầm trong chăm sóc tai trên có thể khiến ráy tai bị đẩy sâu hơn vào tai, gây ra các tổn thương nguy hiểm cho tai như nhiễm trùng tai, màng nhĩ đục lỗ, ù tai, tổn thương ống tai ngoài, giảm thính lực, mất thính giác hoặc điếc vĩnh viễn,…
4. Nên vệ sinh tai bao lâu một lần?
Đối với những người có lượng ráy tai bình thường, bạn chỉ cần đảm bảo luôn giữ cho tai ngoài sạch sẽ bằng cách lau sạch tai. Hãy để tai của bạn tự làm sạch ráy tai một cách tự nhiên.
Đối với những người có lượng ráy tai nhiều, nếu không thể tự vệ sinh tai hoặc khi có các dấu hiệu của nhiễm trùng tai, đau tai, ù tai,…. Cách tốt nhất để bảo vệ đôi tai của mình là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và vệ sinh tai một cách chuyên nghiệp để tránh bị tắc nghẽn hoặc mất thính lực.
Bên cạnh việc vệ sinh tai đúng cách, để bảo vệ sức khỏe đôi tai bạn cần tránh các tác nhân gây hại cho tai, chẳng hạn như:
- Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác nếu phải thường xuyên tiếp xúc với tiềng ồn lớn kéo dài
- Giảm âm lượng của TV, radio, máy nghe nhạc,
- Dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi tai khi nghe âm thanh lớn
- Hạn chế thời gian tiếp xúc với âm thanh lớn
- Tập thể dục thường xuyên giúp máu lưu thông khắp cơ thể, bao gồm cả tai. Điều này giúp các bộ phận bên trong tai luôn khỏe mạnh.
- Nếu bạn cảm thấy có những dấu hiệu bất thường về tai như ù tai, tích tụ ráy tai, suy giảm thính lực,… hãy đến ngay cơ sơ y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, bao gồm một số thực phẩm tốt cho tai
- Không nên để nước vào tai, trường hợp nước xâm nhập vào tai hãy lau khô tai.
- Vệ sinh tai an toàn đúng cách.
Trên đây là những chia sẻ của Maytrothinhnhatban.com về bí quyết vệ sinh tai đúng cách và những lưu ý cần tránh để bảo vệ đôi tai luôn khoẻ mạnh. Hy vọng, với thông tin trên đã giúp bạn có thể tự tin làm sạch tai tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả.