Đôi tai có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mỗi con người. Giúp bạn có thể nghe và cảm nhận được mọi âm thanh trong cuộc sống. Đem lại tinh thần luôn thoải mái, lạc quan. Vì vậy, chúng rất cần được bảo vệ và chăm sóc đúng cách để thực hiện và duy trì tốt chức năng quan trọng là nghe. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 5 cách bảo vệ thính giác hiệu quả, giúp bạn luôn có một đôi tai khoẻ mạnh.
Contents
1. Tại sao cần chăm sóc và bảo vệ thính lực
Theo tuổi tác, quá trình suy giảm thính lực sẽ diễn ra với tai như mọi sự suy yếu tự nhiên ở các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu biết cách bảo vệ, chăm sóc đôi tai đúng cách thì nsẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn khi về già.
Có một thực tế đang diễn ra, là tình trạng mất thính lực ngày càng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân chính là do thói quen sinh hoạt, làm việc chưa đúng cách như môi trường làm việc có tiếng ồn quá lớn, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, vệ sinh tai không đúng cách,… tất cả đã gây nên những tổn thương cho tai. Hệ quả là bạn sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, không thể nghe rõ được âm thanh, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt và công việc.
Do vậy, tìm ra các phương pháp chăm sóc và bảo vệ thính giác an toàn, hiệu quả rất quan trọng nếu bạn muốn duy trì chất lượng cuộc sống luôn tốt.
2. 5 cách bảo vệ thính lực
2.1. Hạn chế làm việc trong môi trường tiếng ồn quá lớn
Tiếng ồn là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất thính lực, điếc mà nhiều người đang gặp phải hiện nay. Theo nghiến cứu, nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường có tiếng ồn trên 85dB thì đều có thể gây hại cho cơ quan thính giác. Dẫn đến làm tổn thương các tế bào lông chuyển – là một bộ phận của tai có chức năng dẫn truyền sóng âm đến não bộ và hậu quả là thính lực sẽ giảm dần và có nguy cơ điếc.
Một số những môi trường thường có tiếng ồn lớn bạn cần lưu ý:
- Trong các buổi hòa nhạc rock
- Các địa điểm xây dựng
- Sân bay hoặc bến tàu và xe buýt
- Tiếng máy cắt cỏ
- Các trường đua xe, bắn súng
- Nút tai được đưa vào trong ống tai: Chúng có thể được đúc sẵn (định hình sẵn), có thể tạo khuôn, cuộn xuống bọt, đẩy để vừa vặn hoặc đúc tùy chỉnh. Có sẵn nút tai dùng một lần, tái sử dụng và tùy chỉnh.
- Nút tai bán nhét: bao gồm hai nút tai được giữ qua các đầu của ống tai bằng một băng đô cứng.
- Bịt tai: bao gồm chất liệu giảm âm và đệm tai mềm vừa vặn với tai và cốc cứng bên ngoài. Chúng được giữ với nhau bằng một chiếc băng đô.
Đây là những cách giúp bạn bảo vệ thính giác một cách an toàn, hiệu quả và lâu dài.
2.2. Hạn chế nghe nhạc với tần suất lớn
Do thói quen đeo tai nghe và nghe nhạc quá nhiều liên tục, với cường độ âm thanh lớn, chỉ trong một thời gian ngắn thính giác của bạn sẽ bị tổn thương rất nghiêm trọng.Vì vậy, hãy tập thói quen giảm âm lượng khi nhạc với quy tắc 60/60. Nghĩa là, nghe bằng tai nghe với âm lượng không quá 60% trong thời gian không quá 60 phút mỗi ngày.
2.3. Không sử dụng bông ngoáy tai
Ráy tai có vai trò ngăn bụi và các phần tử có hại khác xâm nhập vào trong ống tai trước khi chúng có thể đến màng nhĩ giúp bảo vệ đôi tai. Do vậy, việc nhét bất cứ thứ gì vào bên trong ống tai có nguy cơ làm hỏng các cơ quan nhạy cảm trong tai. Việc sử dụng bông ngoáy tai sẽ vô tình mang vi trùng vào trong tai, đẩy một số ráy tai vào sâu hơn bên trong và còn làm tổn thương tai.Vì vậy, cách tốt nhất để loại bỏ ráy tai nếu chúng gây khó chịu là đến phòng khám tai mũi họng, các bác sỹ sẽ kiểm tra và dùng dụng cụ lấy ráy tai ra giúp bạn một cách an toàn.
2.4. Giữ cho đôi tai luôn khô ráo
Độ ẩm dư thừa trong tai có thể tạo điểu kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công ống tai. Vấn đề này thường xuyên gặp phải khi bạn đi bơi, nước trong hồ bơi nơi công cộng không được sạch và chứa nhiều hoá chất khử nước cùng amoniac rất nguy hại cho tai như gây nhiềm trùng và dẫn đến viêm tai.Do vậy, hãy chắc chắn đảm bảo nhẹ nhàng lau khô tai sau khi tắm hoặc bơi. Nếu còn cảm thấy có nước trong tai, hãy nghiêng đầu sang một bên và giật nhẹ vành tai để nước tự chảy hết ra ngoài.
Khi đi bơi, bạn có thể sử dụng nút tai với kích thước tuỳ chỉnh để ngăn nước không vào ống tai giữ cho đôi tai luôn khô ráo.
2.5. Kiểm tra, đo khám thính lực 1-2 lần/năm
Hầu hết mọi người đều có tâm lý, tai bị làm sao thì khi đó mới đi khám thính lực. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp đi khám khi thính giác đã gặp vấn đề rất nặng, làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi, cải thiện thính lực đặc biệt là ở trẻ em.Vậy nên, thường xuyên kiểm tra, đo khám thính lực là điều cần thiết nên thực hiện cho cả gia đình bạn. Giúp bạn kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường về thính giác, để có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài 5 cách bảo vệ thính lực trên, bạn cũng cần lưu ý:
- Nếu tai tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một thời gian dài, đôi tai của bạn sẽ cần thời gian nghỉ ngơi để phục hồi, trung bình là 16 giờ yên tĩnh sau 6-8 giờ liên tục tiếp xúc với tiếng ồn.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như aspirin, ibuprofen và naproxen, đôi khi có thể làm giảm thính lực của bạn.
- Theo dõi âm lượng của thiết bị: Trong khi đang xem TV hoặc sử dụng thiết bị di động, hãy giữ âm lượng ở mức thoải mái. Âm lượng phải đủ lớn để bạn không cần phải căng mình để nghe, nhưng không quá lớn để khi bạn rời khỏi phòng, bạn vẫn có thể nghe thấy nó từ một nơi khác trong nhà của mình.
- Thường xuyên tập thể dục như đi bộ, chạy hoặc đạp xe giúp lưu thông máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả tai. Điều này giúp các bộ phận bên trong tai luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt nhất.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho thính giác.
Hy vọng với những cách bảo vệ thính giác mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ, sẽ giúp bạn biết được cách chăm sóc và bảo vệ thính lực của mình đúng cách, để luôn có đôi tai khỏe mạnh.