Tai bị tắc do ráy tai tích tụ nhiều hơn bình thường, sẽ gây cảm giác khó chịu, ngứa, đầy tai và có thể dẫn đến nguy cơ bị mất thính giác. Vậy phải làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn phương pháp lấy ray tai đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà. Hãy cùng tham khảo nhé!
Contents
1. Những điều cần biết về ráy tai
Ray tai là một chất tự nhiên được tạo ra trong tai, giữ vai trò làm sạch và bảo vệ tai khỏi vi khuẩn, nhiễm trùng và tổn thương do nước hoặc chấn thương giúp bảo vệ tai và thính giác.
Về cơ bản, tai có cơ chế tự làm sạch để đẩy ráy tai ra khỏi tai một cách tự nhiên để tránh tắc nghẽn. Khi da bên trong ống tai phát triển ra ngoài, nó mang theo ráy tai. Trong quá trình này, ráy tai sẽ giữ lại bụi bẩn và da chết, tất cả những thứ này sẽ thoát ra khỏi tai một cách tự nhiên cùng với ráy tai. Do vậy, làm sạch tai quá nhiều có thể là không cần thiết trong trường hợp ráy tai hoạt động bình thường. Vệ sinh quá sạch có thể gây kích ứng hoặc nhiễm trùng ống tai và thậm chí có thể khiến ráy tai tích tụ.
Cách an toàn để làm sạch ráy tai dư thừa là bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc các phương pháp tự nhiên như dầu ô liu, baking soda,…. Tuyệt đối không dùng tăm bông để lấy ráy tai (hoặc bất kỳ vật nhọn nào khác) vào tai có thể làm hỏng ống tai hoặc màng nhĩ, hoặc đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, khiến việc lấy ráy tai trở nên khó khăn. Nguy hiểm hơn nó thể dẫn đến nhiễm trùng tai, tắc nghẽn ống tai, cảm giác áp lực trong tai và giảm thính lực.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến ráy tai tích tụ và gây tắc nghẽn là do đưa tăm bông và các vật khác vào ống tai, làm đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai.
Ráy tai tích tụ có thể gây các triệu chứng: Chóng mặt, cảm giác đầy tai, ù tai, đau tai, giảm thính lực hoặc thính giác bị bót nghẹt,… và các biến chứng khác gây hại cho tai. Do vậy, trong trường hợp ráy tai quá nhiều, loại bỏ lượng ráy tai dư thừa là điều cần thiết, giúp bạn bảo vệ đôi tai luôn khoẻ mạnh và thính giác hoạt động tốt nhất.
2. 9 phương pháp lấy ráy tai và vệ sinh tai tại nhà an toàn
Dưới đây là những cách vệ sinh tai đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Dùng nước ấm
Ráy tai có thể được loại bỏ một cách an toàn bằng dùng nước ấm. Lực nhẹ của nước ấm sẽ giúp đánh bật ráy tai, giúp lấy ráy tai dễ dàng hơn. Để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đổ nước vào trong ống nhỏ tai, sau đó nghiêng đầu sang một bên và nhỏ 2-3 giọt nước ấm vào tai bị ảnh hưởng. Đợi khoảng 5-7 phút, sau đó nghiêng đầu để ráy tai tích tụ thoát ra ngoài. Lau sạch tai bằng khăn sạch và lặp lại quy trình tượng tự ở tai còn lại (nếu cần).
Sử dụng nước muối sinh lý
Một trong những phương pháp đơn giản để làm sạch hoặc loại bỏ ráy tai dư thừa tại nhà là sử dụng nước muối sinh lý.
Các dùng:
- Hòa muối vào nước ấm để nó tan hoàn toàn.
- Nhúng miếng bông gòn y tế vào dung dịch nước muối đã hoà tan. Nghiêng đầu để tai bị bịt hướng lên trần nhà. Sau đó, nhỏ 2-3 giọt dung dịch vào tai.
- Đợi khoảng 3-5 phút cho đến khi nước thấm vào ống tai.
- Sau vài phút, nghiêng đầu và đưa tai bị nghẹt về phía sàn để có thể thoát hết nước muối ra ngoài.
Sử dụng giấm và cồn
Hỗn hợp giấm và cồn tẩy rửa là phương pháp khá hiệu quả để loại bỏ ráy tai phù hợp với mọi độ tuổi. Cồn là một chất làm khô hiệu quả, bay hơi ở nhiệt độ thấp, trong khi giấm giúp khôi phục sự cân bằng axit bình thường trong ống tai. Cả hai chất lỏng này đều có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.
Các dùng:
- Trộn tỷ lệ bằng nhau của giấm trắng và cồn tẩy rửa để tạo thành dung dịch.
- Dùng ống nhỏ tai hoặc nhúng bông gòn vào dung dịch.
- Nghiêng đầu sang một bên sao cho tai bị ảnh hưởng hướng lên trời.
- Nhỏ 2-3 giọt dung dịch vào tai. Để chất lỏng lưu lại trong ống tai khoảng 10-20 phút.
- Nghiêng đầu và đưa tai bị ảnh hưởng xuống dưới để chất lỏng dư thừa thoát ra ngoài. Bạn có thể dùng tăm bông để nhẹ nhàng lấy ráy tai ra khỏi lỗ ống tai.
Sử dụng Glycerin
Glycerin là hay còn gọi là glycerol là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật. Đây là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi. Được sử dụng như chất bôi trơn để làm tan ráy tai do bị va đập.
Các dùng:
- Đổ đầy glycerin vào ống nhỏ giọt tai.
- Nghiêng tai bị ảnh hưởng về phía bầu trời và nhỏ 3-4 giọt glycerin vào tai bị ảnh hưởng.
- Dùng bông gòn bịt lỗ tai lại, sau đó đưa đầu về vị trí bình thường.
- Sau vài phút, nghiêng đầu để loại bỏ ráy tai đã tan chảy.
Dùng dầu ô liu
Đây là phương pháp tự nhiên giúp làm sạch ráy tai an toàn, hiệu quả tại nhà được nhiều người lựa chọn hiện nay. Với một số đặc tính khử trùng dầu ô liu có thể giúp chống lại vi khuẩn, nấm và các vi trùng gây nhiễm trùng khác cho tai.
Các dùng:
- Làm ấm dầu. Hãy đảm bảo dầu không quá nóng trước khi bạn nhỏ vào tai.
- Nghiêng đầu sang một bên và dùng ống nhỏ giọt để nhỏ 3-4 giọt dầu ấm vào tai bị tắc.
- Để dầu ngấm trong khoang tai khoảng 10–20 phút. Sau đó, nghiêng đầu sang một bên để loại bỏ ráy tai đã tan chảy. Có thể dùng tăm bông hoặc khăn giấy để lấy phần sáp đã làm mềm ra khỏi vành tai, nhưng không ngoáy quá sâu hoặc quá mạnh.
Dùng dầu dừa
Cũng giống như dầu oliu, phương pháp loại bỏ ráy tai bằng dầu dừa rất đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Trong thành phần dầu dừa có chứa các axit béo chuỗi trung bình (axit lauric, axit caprylic, axit capric) tương tự như bã nhờn – một chất bôi trơn giúp loại bỏ ráy tai dễ dàng. Đồng thời, hiệu quả chống lại vi khuẩn, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.
Các dùng:
Tiến hành tương tự như các bước thực hiện với dầu ôliu. Làm ấm dầu và sử dụng ống nhỏ giọt, nhỏ từ từ 2-3 giọt vào tai bị tích tụ ráy tai. Đợi khoảng 10 phút, sau đó nghiêng đầu để loại bỏ ráy tai đã tan chảy.
Dùng dầu paraffin
Dầu paraffin giúp làm mềm ráy tai và loại bỏ ráy tai dễ dàng.
Cách dùng:
Tương tự, như cách sử dụng với dầu ô liu và dầu dừa. Bạn cần làm dầu parafin ấm. Lấy ống nhỏ giọt và nhỏ vài giọt vào tai bị nhiễm trùng. Sau đó, nghiêng đầu sang hướng khác và làm ráo dầu. Cuối cùng, rửa tai bằng nước ấm.
Dùng bột Backing Soda
Dùng bột baking soda là một trong những cách lấy ráy tai và vệ sinh tai hiệu quả nhanh chóng nhất giúp làm mềm ráy tai và ngăn ngừa sự tích tụ của ráy tai.
Các dùng:
- Trộn 1 phần muối nở và 10 phần nước muối thường hoặc nước muối sinh lý.
- Nhỏ một vài giọt vào tai bị ảnh hưởng và đợi trong khoảng vài phút ở tư thế này. Sau đó, nghiêng đầu để tai hướng xuống để loại bỏ ráy tai đã tan chảy.
- Dùng khăn giấy hoặc vải mềm để lau sạch.
Axit béo omega 3
Ráy tai chủ yếu bao gồm các lớp da rụng. Trong đó, nó chứa các axit béo chuỗi dài bão hòa và không bão hòa, squalene và rượu khoảng 12–20%. Do vậy, thiếu Axit béo Omega-3 trong cơ thể có thể là nguyên nhân gây tích tụ ráy tai. Để giảm thiểu vấn đề này, bổ sung các thực phẩm giàu Axit béo như quả óc chó, cá hồi, hạt lanh xay, cá mòi, cá thu và quả bơ,… vào chế độ ăn hàng ngày rất quan trọng.
Như vậy, thực hiện các phương pháp lấy ráy tai và vệ sinh tai tại nhà đúng cách không chỉ giúp cho tai hết khó chịu, thêm sạch sẽ, mà còn phòng ngừa một số nguy cơ như tắc nghẽn ống tai, ù tai hoặc suy giảm thính lực.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý:
- Khi phát hiện có những dấu hiệu của tích tụ ráy tai, cách tốt nhất là hãy đến ngay các cơ sở y tế để được vệ sinh tai tốt nhất. Cũng như được đánh giá mức độ tích tụ ráy tai và các yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như tình trạng thủng màng nhĩ, nhiễm trùng tai, đang sử loại thuốc nhỏ tai nào,… để có phương pháp loại bỏ ráy tai an toàn.
- Trường hợp, tự loại bỏ ráy tai tại nhà, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ phương pháp nào.
- Để các phương pháp lấy ráy tai có hiệu quả tốt nhất, hãy lặp lại khoảng 2-3 ngày/lần/tuần.
3. Lưu ý lấy ráy tai tại nhà cho trẻ
Trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai nhiều hơn. Bởi ống tai của chúng hẹp hơn so với ống tai của người lớn. Các chất lỏng có thể nhanh chóng làm tắc nghẽn hệ thống, nơi vi khuẩn có thể xâm nhập. Vì vậy, trong quá trình làm sạch ráy tai cho trẻ tai nhà cần lưu ý:
- Không nhỏ bất kỳ dung dịch nào vào tai nếu màng nhĩ bị thủng hoặc trẻ bị viêm ống tai
- Không sử dụng tăm bông hoặc bất cứ thứ gì nhỏ hơn cùi chỏ trong ống tai của trẻ bởi nó có thể gây tổn thương màng nhĩ và đẩy ráy tai xuống sâu hơn.
- Cố gắng giữ đầu của trẻ ở tư thế nâng lên trong vài phút. Vị trí này giúp bạn có thể nhỏ thuốc vào tai dễ dàng hơn mà không làm đổ chúng.
- Chỉ dùng khăn mềm để lau bên ngoài tai của trẻ.
- Sử dụng thuốc/ hoặc dầu nhỏ tai khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Thực hiện các bước loại bỏ ráy tai cho trẻ nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng, đủ các bước.
Hy vọng qua những chia sẻ về cách lấy ráy tai và vệ sinh tai tại nhà an toàn mà bài viết nêu trên, sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp loại bỏ ráy tai an toàn nhất cho mình. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp về chủ đề này, cũng như các vấn đề liên quan đến thính giác hoặc máy trợ thính, hãy liên hệ ngay với Maytrothinhnhatban.com qua hotline 058 542 9888 để được giải đáp và tư vấn sớm nhất!