Bệnh người già (bệnh tuổi già) thường hay gặp là những bệnh nào? Người cao tuổi (người già, người cao niên) thì đây được xem là những người đã trải qua 60 năm tuổi trở lên. Ở độ tuổi này cơ thể người thường có các biến đổi về tâm, sinh lý so với tuổi trẻ và tuổi trung niên. Nhiều cơ quan trong cơ thể dần có dấu hiệu lão hóa, khả năng hoạt động của các cơ quan bị suy giảm, dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe. Chính vì thế, người cao tuổi thường dễ mắc bệnh và tái phát các bệnh mãn tính.
Dưới đây là top 10 bệnh người già phổ biến mà bạn cần quan tâm để phòng ngừa, nhận biết và có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt hơn.Contents
1. Bệnh đột quỵ
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là từ gọi chung của căn bệnh nguy hiểm thường xuyên xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh xảy ra do sự mất kiểm soát về sự lưu thông và tuần hoàn máu lên não. Tai biến có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột, nó gây ra nhiều biến chứng và di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Đối với người già, sự suy yếu của hệ thống mạch máu khiến dòng máu được bơm để nuôi não bị giảm sút, thiếu tính ổn định nên rất dễ xảy ra tình trạng nhồi máu não hoặc thiếu máu não. Mặt khác, các thành mạch máu suy yếu, dễ vỡ do lão hóa cộng với ảnh hưởng bởi các bệnh khác cũng dẫn đến xuất huyết mạch máu não. Tất cả dẫn đến tình trạng đột quỵ hay tai biến gây nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.2. Bệnh hệ thần kinh
Càng lớn tuổi, con người càng có nhiều thay đổi ở hệ thần kinh trung ương như giảm trọng lượng não bộ, thay đổi tỷ trọng chất xám – chất trắng, số Neuron giảm mạnh hay số lượng mảng lão hóa tăng lên. Những chuyển biến này thường làm cho người cao tuổi chậm chạp, kém minh mẫn, và suy giảm nhận thức. Một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương đó là Parkinson, Alzheimer,…
– Bệnh Parkinson thường xuất hiện các triệu chứng như: người run (lắc, vẫy) khi nghỉ ngơi, cứng khớp gây ra sự chậm chạp khi bắt đầu một cử động nào đó (được gọi là Bradykinesia).– Bệnh Alzheimer phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là tình trạng mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ.
3. Bệnh hệ tim mạch
Khi về già, hệ thống tim mạch bắt đầu bị lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu. Lúc này lòng mạch máu bị thu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào và các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là não. Những bệnh về hệ tim mạch thường gặp ở người lớn tuổi có thể kể đến là: bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiểu năng động mạch vành, hở van tim,…
– Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên tạo ra áp lực lớn hơn, gây ra bệnh tăng huyết áp. Lúc này tim phải tăng cường hoạt động như tăng sức và số lần co bóp, lâu dần dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim (tim không còn khả năng hoạt động).– Tình trạng mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động nhiều hơn cả về sức co bóp lẫn tần số đập của tim. Nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thành tim bị dày lên, các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim.
4. Bệnh hệ hô hấp
Trong số các bệnh nghiêm trọng thuộc hệ hô hấp thì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là phổ biến nhất đối với người cao tuổi. Nó là sự kết hợp của hai bệnh lý mãn tính xảy ra ở phổi gồm tắc nghẽn sự thông khí và viêm phế quản mãn tính gây ra tình trạng khó thở triền miên. Bệnh thường xảy ra ở những người có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, hoặc người có tình trạng tái phát bệnh về hô hấp nhiều lần. Chính vì thế, nó hay xảy ra ở những người trung niên hoặc người cao tuổi.
Tình trạng bệnh kéo dài sẽ dễ dẫn đến suy hô hấp, cơ thể suy kiệt làm cho người bệnh thường xuyên phải nhập viện, giảm tuổi thọ, chất lượng cuộc sống kém đi.5. Bệnh hệ tiêu hóa
Một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở hệ tiêu hóa là “Rối loạn tiêu hóa”. Đây là tình trạng xảy ra do sự co thắt bất thường của các cơ vòng của hệ tiêu hóa. Nó làm cho người bệnh cảm thấy đau bụng, tạo ra nhiều thay đổi trong vấn đề đại tiện. Rối loạn tiêu hóa tuy không quá nguy hiểm để gây tử vong nhưng gây ra cực nhiều phiền toái và khó chịu cho người mắc phải. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh cũng dễ gây ra một số biến chứng phức tạp.
Ngoài ra, đối với người cao tuổi cũng thường xuất hiện các bệnh khác về hệ tiêu hóa như: viêm đại tràng mãn tính, viêm loét dạ dày – tá tràng, hay trào ngược dạ dày thực quản.6. Bệnh hệ tiết niệu
So với người trẻ, người cao tuổi sẽ dễ các mắc bệnh liên quan đến hệ tiết niệu hơn. Đối với người già, trương lực cơ và khối lượng bàng quang giảm gây ra chứng són tiểu, tiểu dắt,… đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiểu cũng là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cơ thể (thậm chí tử vong). Bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) nhắc tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nấm trong một thành phần của hệ tiết niệu, bao gồm: Thận, Niệu quản, Bàng quang, Niệu đạo.
7. Bệnh xương khớp
Trong số các ảnh hưởng về xương khớp thường gặp thì loãng xương là bệnh mà phần lớn người già nào cũng gặp phải. Khi càng lớn tuổi, cả khối lượng lẫn chất lượng xương trong cơ thể bị giảm sút làm tăng nguy cơ gãy xương. Đặc điểm của loãng xương là quá trình hủy xương tăng lên trong khi khả năng tái tạo tạo xương giảm đi do các tế bào sinh xương đã bị lão hóa, sự hấp thu Canxi bị hạn chế.
Ngoài loãng xương thì thoái hóa khớp đốt sống lưng, khớp gối, đau xương, khớp hay bệnh bút cũng là những bệnh phổ biến ở người cao tuổi, nó khiến cho người bệnh đau đớn, buồn chán và lo lắng, đặc biệt vào những thời điểm thời tiết thay đổi.8. Bệnh hệ sinh dục
Vì nhiều lý do mà người lớn tuổi thường ít quan tâm đến những thay đổi trong sinh dục – sinh sản. Tuy nhiên nó lại làm khiến nhiều người mắc phải các bệnh liên quan như ung thư phụ khoa, yếu sinh lý, teo buồng trứng, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt. Các bệnh này đều gây ra những biến chứng khó lường làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người.
9. Bệnh về thị giác
Đối với thị giác thì có 3 bệnh thường gặp nhất ở người già là thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Các bệnh này dẫn đến khả năng nhìn bị giảm sút, hình ảnh mờ đi hoặc có thể bị mù.
– Trong mắt có 1 điểm vàng cho phép bạn có khả năng nhìn được mọi chi tiết được rõ ràng hơn. Khi bệnh xuất hiện, điểm vàng này sẽ dần dần bị phá hủy.– Tăng nhãn áp là tình trạng gia tăng áp lực chất lỏng bên trong mắt. Nó sẽ từ từ làm hỏng các dây thần kinh thị giác. Từ đó gây ra các biến chứng khó lường cho thị lực ở người. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể bị mù.
– Đục thủy tinh thể ở người già chiếm đến 80% số lượng người bệnh. Khi mắc bệnh, mắt người già sẽ dần mất thị lực trung tâm, thường xuyên bị lóa mắt khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng. Người bệnh có thể bị lóa 1 mắt hoặc cả 2.
10. Mất thính lực (suy giảm thính lực, điếc tai)
Thính lực suy giảm hay nghe kém, điếc tai là bệnh xảy ra phổ biến ở người già (Presbycusis). Bệnh có thể xuất phát từ tiếng ồn hoặc do tác động của tuổi tác. Tuy nhiên, đối với cả hai trường hợp vừa nêu thì đều làm khả năng nghe những âm thanh có tần số cao bị mất dần đi. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi lắng nghe người khác nói, gây cản trở lớn trong giao tiếp hàng ngày, lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ trong xã hội.Hy vọng, với những chia sẻ về các bệnh người già (người cao tuổi) có thể gặp phải mà Hearago nêu trên sẽ giúp bạn đọc có thể chủ động trong việc phòng tránh và bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc quan tâm nào cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 058 542 9888 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.