Cấu tạo tai người và cơ chế thính giác

Tai người hay hệ thống tiền điền ốc tai là một cơ quan quan trọng và có cấu trúc phức tạp. Ngoài 2 chức năng chính của tai là để dẫn truyền âm thanh và giữ thăng bằng. Thì cơ quan này còn có nhiều vai trò đặc biệt quan trọng khác. Do đó, bạn nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản về cấu tạo tai người, chức năng hoạt động thế nào, cơ chế nghe phức tạp hay không? Để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ tai đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức quan trọng về tai qua bài viết dưới đây cùng Herago.

1. Cấu tạo tai ở người

Cấu tạo tai người và cơ chế thính giác
Cấu tạo tai người

Tai là một cơ quan phức tạp với 3 phần khác nhau gồm: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Các phần này liên kết với nhau một cách chặt chẽ, giúp tai có thể nhận biết được tín hiệu âm thanh to, nhỏ và định hướng được khoảng cách cũng như vị trí âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau.

1.1. Tai ngoài

Tai ngoài là bộ phận duy nhất chúng ta nhìn thấy được bằng mắt thường. Nó có nhiệm vụ thu, nhận âm thanh từ môi trường bên ngoài và dẫn truyền đến các cơ quan bên trong. Tai ngoài nhô ra ở hai bên đầu của mỗi người, bộ phận duy nhất nằm ngoài xương thái dương của hộp sọ. Tai người có 2 phần chính, gồm vành tai và ống tai ngoài. Âm thanh sẽ đi từ vành tai tới màng nhĩ.

– Vành tai (loa tai) có chứa các lớp sụn được da phủ bên ngoài và một số ít mạch máu được mỡ bảo vệ. Trên vành tai, chúng ta thấy nhiều đường cong, xoắn ốc nhằm hứng âm thanh từ mọi phía đến ống tai.

– Ống tai có hình dạng ống, hơi cong như chữ “S”, được nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở phía ngoài của ống tai chứa các tuyến chất nhờn thường tạo ra ráy tai và những sợi lông nhỏ chuyển động nhẹ nhàng xung quanh để đẩy ráy tai khô, da bong ra cửa tai. Từ đó, ống tai được làm sạch một cách tự nhiên.

Đối với người trưởng thành, ống tai có xu hướng hướng lên trên, hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi càng gần màng nhĩ.

1.2. Tai giữa

Cấu tạo tai giữa của mỗi người bao gồm các thành thành phần: màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp). Đây là nơi chứa đầy không khí, được ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ. Tai giữa có nhiệm vụ tạo thành cầu nối giữa màng nhĩ và tai trong. Khi tiếp nhận âm thanh, chuỗi các xương con rung lên, phản hồi cùng các chuyển động của màng nhĩ để khuếch đại và truyền âm đến tai trong thông qua cửa sổ bầu dục.

– Màng nhĩ: là một màng mỏng hình elip, bán trong suốt, hơi lõm vào trong được cấu tạo bởi các mô, nó ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Ngoài chức năng tiếp nhận sóng âm từ bên ngoài vào, màng nhĩ còn giúp tai ngăn chặn vi khuẩn và các vật thể lạ xâm nhập.

– Hòm nhĩ qua giải phẫu được biết đến là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương chứa không khí. Phía trước thông với mũi họng, phía sau nối liền xoang chũm, bên trong tiếp xúc trực tiếp tới tai trong. Trong hòm nhĩ chứa các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.

– Vòi nhĩ (vòi Eustache) có cấu tạo gồm 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Vòi nhĩ sẽ điều chỉnh để cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài. Trong trạng thái bình thường vòi nhĩ thường đóng kín, chỉ mở ra khi chúng ta nuốt hoặc ngáp để cân bằng lượng áp suất trong hòm nhĩ.

1.3. Tai trong

Tai trong là phần trong cùng của hệ thống dẫn truyền và xử lý âm thanh. Nó bao gồm ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình. Tai trong có nhiệm vụ chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh, góp phần điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.

– Ốc tai có hình dạng giống vỏ ốc sên, xoắn 2,5 vòng. Bên trong chứa nhiều chất dịch và hạch thần kinh. Ốc tai có các cấu trúc vi thể được gọi là cơ quan Corti gồm phần lớn tế bào lông. Toàn bộ cấu trúc này hoạt động giống như một microphone, chuyển âm thanh thành tín hiệu điện thông qua dây thần kinh thính giác đến não bộ. Cũng chính vì thế mà chúng ta nhận biết được âm thanh.

– 3 ống bán khuyên trước, sau, mặt bên nằm thẳng vuông góc với nhau. Các ống bán khuyên cũng tương tự như ốc tai chứa nhiều chất dịch và tế bào lông. Tuy nhiên, chúng có chức năng giữ thăng bằng, cảm nhận chuyển động của cơ thể chứ không phải âm thanh.

– Tiền đình là khoang chứa cấu trúc nối với các ống bán khuyên có hình bầu dục, ở giữa phình rộng. Nó giúp con người cảm nhận các chuyển động lên, xuống, tiến, lùi.

2. Chức năng của tai đối với mỗi người

Như đã đề cập thì tai có 2 chức năng chính: là đường dẫn truyền âm thanh để tạo ra thính giác và giúp cơ thể người thăng bằng.

– Tai tạo ra thính giác dựa vào hoạt động của hệ thống tai ngoài, tai giữa, tai trong.

– Tai giúp giữ thăng bằng cho cơ thể nhờ hệ thống tiền đình trong tai. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động của các bộ phận khác như mắt, chân, tay của cơ thể.

3. Cơ chế nghe của tai

Cấu tạo tai người và cơ chế thính giác
Cơ chế nghe của tai

Cơ chế truyền âm thanh của tai lên não bộ được hiểu đơn giản như sau:

– Âm thanh được tiếp nhận bởi vành tai, sau đó đi vào trong ống tai có hình phễu và đập vào màng nhĩ, làm nó rung lên.

– Tiếp theo, âm thanh được màng nhĩ chuyển đổi thành các rung động truyền tới chuỗi xương con ở phần tai giữa. Chuỗi xương con này chuyển động, tạo áp lực lên ốc tai.

– Bên trong ốc tai có chứa các chất dịch sẽ kích thích các tế bào lông làm chuyển động và tạo ra các xung điện. Đối với từng tế bào lông ở những vị trí khác nhau sẽ chịu trách nhiệm cho âm thanh ở các khu vực tần số khác nhau.

– Cuối cùng âm thanh được truyền tới dây thần kinh thính giác và đưa lên não xử lý.

4. Những bệnh về tai thường gặp

Cấu tạo tai người và cơ chế thính giác
Ù tai là một trong những bệnh thường gặp về tai

Ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người nếu không được chăm sóc, quan tâm đúng cách đều rất dễ dẫn đến các bệnh không mong muốn. Tai ở người cũng tương tự như vậy, có một số bệnh thường gặp như dưới đây:

4.1. Bệnh viêm tai giữa

Đây là căn bệnh do nhiễm trùng ở tai hoặc vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, gây đau tai ngắn hạn hoặc lâu dài. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em khi đi kèm với các triệu chứng nhiễm khuẩn khác như hô hấp, ho gà, sởi, cúm,… Ở người trưởng thành thường sẽ xuất hiện ở người hút và nghiện thuốc lá.

Người bệnh khi mắc viêm tai giữa cấp tính sẽ có các biểu hiện gồm sốt, mệt mỏi, mất nước, thường xuyên đau đầu, mất ngủ, ù tai và nghe kém. Ngoài ra, lỗ tai có thể chảy dịch. Trong trường hợp bệnh kéo dài, viêm tai giữa sẽ gây ra hiện tượng chảy mủ, và người bệnh có thể sẽ bị điếc.

Nếu bị viêm niêm mạc tai giữa trong thời gian dài sẽ rất dễ gây nên bệnh viêm tai giữa mãn tính. Khi tai giữa bị viêm, giảm thính lực tạm thời, và phản xạ kém với âm thanh. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả thính giác về sau này như thủng màng nhĩ, phù nề niêm mạc trong tai giữa.

4.2. Bệnh khiếm thính, điếc tai

Khiếm thính là tình trạng người bệnh nhận được tín hiệu âm thanh kém. Tuỳ vào mức độ khiếm thính mắc phải mà bệnh nhân không nghe thấy ai đó nói ở âm thanh như bình thường, hoặc chỉ có thể nghe thấy những âm thanh rất lớn.

Chúng ta thường biết đến 3 loại khiếm thính là khiếm thính dẫn truyền (ở tai ngoài, tai giữa), khiếm thính thần kinh (tai trong), hoặc khiếm thính hỗn hợp. Người bệnh có thể bị khiếm thính do bẩm sinh, tổn thương tai từ môi trường sống, tích tụ ráy tai quá nhiều, nhiễm trùng tai, hoặc rách màng nhĩ.

Hiện nay, khiếm thính có thể được điều trị bằng phương pháp loại bỏ ráy tai bởi bác sĩ chuyên khoa cũng như phẫu thuật nếu bệnh liên quan tới nhiễm trùng hoặc cấu tạo xương. Hoặc người bệnh trang bị thêm thiết bị trợ thính nếu họ bị mất thính lực do tổn thương tai trong.

4.3 Bệnh ù tai

Ù tai là tình trạng người bệnh thường nghe thấy những tiếng kêu “ù ù” không mong muốn. Nhưng nhưng âm thanh này chỉ có người bệnh mới nghe được, không xuất phát từ môi trường bên ngoài.

Ù tai xuất hiện do lão hoá, chấn thương tai, hoặc có rối loạn trong hệ thống tuần hoàn. Chủ yếu đến từ việc tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài, bị tắc nghẽn ráy tai, hay do cấu trúc xương tai bị thay đổi.

Ù tai thường không nguy hiểm và chỉ xuất hiện trong một số thời điểm. Phần lớn, triệu chứng ù tai chỉ diễn ra trong vài ngày. Tuy nhiên, một số người bị ù tai trong nhiều tháng, nhiều năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên chất lượng cuộc sống.

4.4. Rối loạn tiền đình

Hệ thống tiền đình nằm ở tai trong đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể duy trì thăng bằng và phối hợp chuyển động mắt, đầu, thân thể người. Đối với người bình thường, hệ thống tiền đình có thể nghiêng và lắc phù hợp để giữ trạng thái cân bằng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người mắc phải bệnh rối loạn tiền đình, dây thần kinh số 8 bị tổn thương khiến hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai (dây thần kinh số 8 là đường dẫn truyền thần kinh điều khiển hệ thống tiền đình).

Bệnh xuất hiện từ nhiều lý do như viêm tai giữa, chấn thương đầu, di truyền, điều kiện sống, hoặc rối loạn chức năng tuần hoàn máu.

5. Những cách bảo vệ thính lực đơn giản

Cấu tạo tai người và cơ chế thính giác
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khoẻ, cũng như nâng cap chức năng tiền đình của tai

– Hạn chế tiếp xúc với môi trường có tiếng ồn lớn. Nếu phải ở nơi ồn ào, hãy trang bị thiết bị bảo vệ tai như nút tai, chụp tai, hoặc sử dụng một miếng xốp.

 

– Khi nghe nhạc bằng tai nghe, bạn thiết lập âm lượng vừa phải. Bạn nên thực hành nguyên tắc 60/60 – 60% âm lượng tối đa của các thiết bị. Và chỉ nên sử dụng tai nghe trong vòng 60 phút/1 ngày.

 

– Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh vì chúng có thể gây ngộ độc tai.

 

– Lấy ráy tai đúng cách. Không nên sử dụng tăm bông để làm sạch tai vì chúng có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Các dụng cụ lấy ráy tai nên được vệ sinh và khử trùng trước khi đưa vào tai.

 

– Thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao để duy trì sức khỏe cũng như nâng cao chức năng tiền đình của tai.

 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về tai người, cấu tạo của tai và những bệnh thường gặp về tai nêu trên sẽ giúp bạn có những phương pháp chăm sóc và bảo vệ tai hợp lý nhất. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline… để được giải đáp nhé!. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khoẻ!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *