Máy trợ thính là một thiết bị hỗ trợ thính giác, giúp người bị suy giảm thính lực có khả năng tốt hơn những âm thanh ở môi trường bên ngoài được nhiều người dùng. Tuy nhiên, không ít trường hợp khi mua máy trợ thính vẫn băn khoăn: Cách sử dụng máy trợ thính như thế nào cho đúng cách? Có nên sử dụng chúng một cách thường xuyên không và cần phải lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 1. Sử dụng máy trợ thính như thế nào cho đúng cách?
- 2 2. 10 lưu ý khi sử dụng máy trợ thính
- 2.1 2.1. Chọn máy trợ thính phù hợp
- 2.2 2.2. Không nên sử dụng máy trợ thính liên tục kéo dài
- 2.3 2.3. Tìm hiểu kỹ về tính năng và cách sử dụng
- 2.4 2.4. Những sự cố gây khó chịu khi dùng máy trợ thính
- 2.5 2.5. Điều chỉnh âm lượng thích hợp
- 2.6 2.6. Dùng Pin đúng chủng loại và hết pin nên thay mới
- 2.7 2.7. Hiện tượng nhiễu máy trợ thính
- 2.8 2.8. Microphone máy trợ thính
- 2.9 2.9. Vệ sinh máy trợ thính thường xuyên
- 2.10 2.10. Tránh rơi, va đập mạnh
1. Sử dụng máy trợ thính như thế nào cho đúng cách?
Với thiết kế đơn giản, gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng, máy trợ thính trở đã thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho những người nghe kém. Không chỉ giúp cải thiện sức nghe, thiết bị còn mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như nâng cao hiệu quả công việc, không bị bỏ lỡ thông tin quan trọng, cải thiện các mối quan hệ và nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần.
Tuy nhiên để có thể cải thiện được khả năng nghe tốt nhất mà máy trợ thính mang lại thì bạn cần sử dụng máy đúng cách như sau:
Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Điều quan trọng nhất trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào đó chính là bạn cần đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng sản phẩm sao cho hiệu quả và an toàn nhất.
Những thông tin trong hướng dẫn sẽ giúp bạn biết được các đặc điểm của loại máy, chức năng và cách lắp máy chính xác.
Bước 2: Lắp máy vào tai
Trước khi đeo, hãy đảm bảo máy trợ thính đã được tắt; sau khi đeo xong bạn mới được bật máy lên, để tránh máy hỏng trong quá trình lắp các thiết bị.
Với mỗi kiểu máy khác nhau sẽ có cách đeo phù hợp riêng. Vì vậy, bạn nên quan tâm đến điều này. Hỏi kỹ các bác sĩ hoặc người bán hàng để sử dụng máy dễ dàng và nhanh nhất.
– Nếu sử dụng núm đúc theo khuôn tai thì cho núm tai vào trước, sau đó đưa máy lên vành tai, núm tai nào thì sử dụng cho bên tai đó, không được dùng chung và đổi bên tai.
– Nếu sử dụng máy trợ thính đeo bên trong tai (ITE) thì cần cài thân máy lên sau vành tai trước sau đó đẩy phần loa vào trong ống tai.
Bước 3: Làm quen với máy trợ thính
Bạn cần có thời gian để làm quen với máy trợ thính, đặc biệt với những người lần đầu sử dụng sẽ không tránh khỏi những lạ lẫm, thậm chí là cảm thấy khó chịu hay vướng víu, máy không hiệu quả như mong muốn (nghe ồn, giọng nghe quá to, âm thanh khác hoàn toàn so với âm thanh bình thường,,…) mà không muốn dùng. Lúc này hãy thật bình tĩnh, làm quen với các tính năng của máy bằng cách:
- Thực hành lắp,
- Điều chỉnh cài đặt,
- Lấy thiết bị hỗ trợ,
- Làm sạch máy trợ thính,
- Xác định thiết bị hỗ trợ bên phải và bên trái,
- Thay thế pin.
Tất cả sẽ giúp bạn sử dụng máy dễ dàng, tiện lợi và cảm thấy thoải mái hơn.
2. 10 lưu ý khi sử dụng máy trợ thính
2.1. Chọn máy trợ thính phù hợp
Để sử dụng máy trợ thính hiệu quả nhất, điều đầu tiên bạn cần đảm bảo lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với mức độ suy giảm thính lực của mình.
Sau đó, giá cả cũng là yếu tố bạn nên quan tâm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại máy trợ thính khác nhau với mức giá dao động từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng. Tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm thính lực và khả năng tài chính, người dùng nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Để đảm bảo điều này, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra thính lực của mình, thông qua các bài kiểm tra thính lực để biết mức độ mất thính giác, từ đó mua được máy trợ thính phù hợp với tình trạng của bản thân.
Ngoài các chức năng chính của sản phẩm, thì bạn cũng cần lưu ý đến các yếu tố như: chính sách bảo hành, sửa chữa; thời gian dùng thử để kiểm tra thiết bị, tuổi thọ của máy bao lâu,…
2.2. Không nên sử dụng máy trợ thính liên tục kéo dài
Máy trợ thính không thể giúp thính giác của bạn khôi phục trở lại bình thường được, mà chúng chỉ có thể cải thiện thính giác của bạn bằng cách khếch đại âm thanh, giúp bạn nghe rõ hơn âm thanh ở những môi trường xung quanh khác nhau. Chính vì vậy, không nên lợi dụng sử dụng thiết bị này quá thường xuyên.
– Thời gian đầu, bạn có thể tập đeo máy 1-2 tiếng/ngày, sau đó dần dần khi đã quen hơn bạn sẽ tăng thời gian sử dụng thiết bị / ngày. Cứ như vậy, cho đến khi đeo máy trong suốt thời gian thức.
– Trong thời gian ngủ, bạn nên tháo thiết bị ra để đôi tai được thoải mái hơn, và cũng là cách bạn tiết kiệm năng lượng pin, kéo dài thời gian sử dụng máy lâu hơn. Bởi, với một số loại máy trợ thính chất lượng cao, đắt tiền, việc tìm kiếm mua pin cũng không hề dễ dàng.
2.3. Tìm hiểu kỹ về tính năng và cách sử dụng
Thử lắp và tháo máy trợ thính nhiều lần sẽ giúp bạn thấy thoái mái và tự tin hơn khi sử dụng thiết bị, hiểu về chức năng của sản phẩm. Tránh những trường hợp vì không biết thiết bị đặt bên tai nào, như màu đỏ cho tai phải và màu xanh bên tai trái, dẫn đến đeo không đúng ở bên tai, nghe không rõ.
2.4. Những sự cố gây khó chịu khi dùng máy trợ thính
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề khi sử dụng thiết bị như:
- Sử dụng máy trợ thính không thoải mái
- Máy trợ thính khiến giọng bạn nghe to hơn
- Bạn vẫn nghe thấy tiếng ồn xung quanh
- Hiện tượng đau tai, ù tai vẫn tiếp diễn,…
Đừng quá lo lắng, bạn cần có thời gian và sự kiên nhẫn để sử dụng máy thành thạo, phát huy tốt nhất hiệu quả giúp bạn có một cuộc sống tốt hơn. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào, hãy đến các trung tâm thính học để được tư vấn đúng cách nhất nhé!
2.5. Điều chỉnh âm lượng thích hợp
Hãy thực hành sử dụng máy trợ thính trong các môi trường khác nhau bằng cách tuỳ chỉnh mức độ âm lượng của máy sao cho phù hợp.
Hầu hết các máy trợ thính đều được trang bị nút điều chỉnh âm lượng để người dùng có thể tự điều chỉnh âm thanh phù hợp với mức độ nghe của mình. Thời gian đầu khi sử dụng, bạn nên tập làm quen nghe trong môi trường yên tĩnh, sau đó, quen dần trong các môi trường khác nhau, có thể điều chỉnh âm lượng thích hợp.
Tuy nhiên, cũng không nên điều chỉnh âm lượng quá lớn, đột ngột như khi bạn tham dự các bữa tiện, hội nghị,… Bởi trong môi trường quá nhiều tạp âm như vậy việc điều chỉnh âm lượng to hơn không thể giúp bạn nghe rõ hơn mà nó còn gây nhiều áp lực cho tai, khiến thính giác suy giảm nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn sẽ cần đến các gặp bác sĩ để khám và điều chỉnh lại âm lượng nghe phù hợp nhất.
2.6. Dùng Pin đúng chủng loại và hết pin nên thay mới
Để kéo dài tuổi thọ của Pin máy trợ thính, bạn nên dùng pin đúng chủng loại và khi hết pin thì nên thay mới pin ngay.
Hiện nay, các loại máy trợ thính kỹ thuật số thường dùng pin chuyên dụng với các kích cỡ khác nhau phù hợp với từng kiểu dáng máy như Pin 10 – màu vàng, pin 13 – màu cam, pin 312 – màu nâu và pin 675 – màu xanh trời. Tuỳ theo công suất của từng loại máy, kích cỡ pin và thời gian sử dụng thiết bị/ngày sẽ quyết định đến tuổi thọ của pin dài ngắn khác nhau.
2.7. Hiện tượng nhiễu máy trợ thính
Trong quá trình sử dụng máy trợ thính, đôi lúc bạn sẽ gặp phải trường hợp nghe thấy tiếng vo ve khi sử dụng điện thoại di động, làm nhiễu âm, gây khó nghe nhất là trong môi trường có nhiều nguồn âm thanhh. Đây là vấn đề nhiễu tần số vô tuyến do điện thoại gây ra.
Với trường hợp này, bạn nên chỉnh máy về chế độ gọi điện hoặc điều chỉnh giảm âm lượng dùng cho gọi điện thoại trên máy. Để đảm bảo điện thoại đi động hoạt động tốt với máy trợ thính.
2.8. Microphone máy trợ thính
Microphone là một trong 3 bộ phận quan trọng cấu tạo của máy trợ thính cùng với bộ khuếch đại và loa. Microphone có chức năng thu tín hiệu âm thanh và chuyển tín hiệu âm thanh dạng sóng âm trở thành tín hiệu điện cấp vào mạch khếch đại. Để thu tín hiệu âm thanh tốt, microphone thường được chế tạo có độ nhạy thu cao.
Thông thường microphone càng to thì chất lượng càng tốt, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, vậy nên bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để chọn mua sản phẩm phù hợp.
2.9. Vệ sinh máy trợ thính thường xuyên
Để kéo dài tuổi thọ của máy trợ thính bạn nên tập thói quen:
- Trước khi sử dụng cần kiểm tra qua sản phẩm
- Khi tiến hành lắp máy vào tai cần đảm bảo máy đã tắt. Tắt máy khi không sử dụng
- Không để máy trong môi trường có nhiệt độ cao
- Vệ sinh máy thường xuyên theo hướng dẫn. Nên đi lấy ráy tai và dịch tai định kỳ, để tránh gây hỏng máy trợ thính.
- Tránh để máy trợ thính tiếp xúc chất tẩy rửa, bụi
- Không dùng thuốc xịt tóc hay các sản phẩm chăm sóc tóc khác khi đang đeo máy
- Bảo quản máy trợ thính trong hộp hút ẩm (để máy trợ thính khô ráo)
- Không nhét các vật lạ vào trong máy
- Để sản phẩm tránh xa khỏi tầm tây của trẻ nhỏ
- Bảo dưỡng định kỳ máy trợ thính 2 lần mỗi năm
- Trong quá trình sử dụng, nếu thấy cảm giác khó chịu nên dừng sử dụng sản phẩm và tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
2.10. Tránh rơi, va đập mạnh
Những vi mạch điện tử bên trong máy trợ thính rất nhạy cảm, nếu có những va đập mạnh có thể gây hỏng thiết bị.
Như vậy, Maytrothinhnhatban.com vừa bật mí giúp bạn cách sử dụng máy trợ thính đúng cách và những lưu ý khi sử dụng máy trợ thính. Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị một cách hiệu quả nhất.