Rối loạn thính giác là tình trạng dần dần mất đi khả năng nghe âm thanh, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và cuộc sống sinh hoạt của người mất thính lực. Bài viết dưới đây, Maytrothinhnhatban.com sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về tình trạng bệnh này bao gồm: Rối loạn thính giác là gì, nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp cải thiện rối loạn thính giác.
Contents
1. Rối loạn thính giác là gì?
Rối loạn thính giác hay còn gọi (mất thính lực) là sự gián đoạn trong quá trình nghe bình thường có thể xảy ra ở tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong. Theo đó sóng âm thanh không được chuyển đổi thành tín hiệu điện và xung thần kinh không được truyền đến não để được diễn giải. Người mắc chứng bệnh rối loạn thính giác thường cảm thấy khó nghe, khó cảm nhận âm thanh bị méo mó, khiến giọng nói khó hiểu, đặc biệt là trong môi trường ồn ào.
Theo dự báo của WHO vào tháng 4 năm 2021, tính đến năm 2050, trên toàn thế giới sẽ có khoảng gần 2,5 tỷ người bị mất thính lực ở các mức độ khác nhau.
Dựa theo bộ phận bị ảnh hưởng, mất thính lực được chia làm 3 dạng cơ bản như sau:
Mất thính giác dẫn truyền: Do một nguyên nhân nào đó ngăn chặn âm thanh truyền qua tai ngoài hoặc tai giữa vào tai trong. Loại mất thính lực này thường có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Mất thính giác thần kinh giác quan: Mất thính lực là do rối loạn chức năng của tai trong, ốc tai, dây thần kinh thính giác hoặc tổn thương não. Nguyên nhân thường do các tế bào lông ở tai trong (ốc tai) bị tổn thương, thường gặp ở người cao tuổi. Những người thường xuyên làm việc tiếp xúc trong môi trường tiếng ổn lớn, đặc biệt là âm thanh tần số cao hoặc do di chuyền, chấn thương đầu. Người bị mất thính lực thần kinh giác quan cần âm thanh to hơn để được có thể nghe được.
Khiếm thính hỗn hợp: Đây là sự kết hợp của mất thính giác dẫn truyền và thần kinh giác quan. Nhiễm trùng tai lâu dài có thể làm hỏng màng nhĩ. Điều trị dạng mất thính lực có thể kết hợp bao gồm cả phẫu thuật và sau đó là sử dụng máy trợ thính.
Ngoài ra, còn các dạng rối loạn phổ bệnh thần kinh thính giác và rối loạn xử lý thính giác trung ương (tình trạng thường gặp ở trẻ em).
2. Biểu hiện rối loạn thính giác
Tuỳ vào nguyên nhân, các loại mất thính lực khác nhau, mà biểu hiện của rối loạn thính giác cũng khác nhau. Một số người sinh ra đã không thể nghe được, trong khi những người khác đột nhiên bị điếc do tai nạn hoặc bệnh tật. Tuy nhiên hầu hết mọi người, các triệu chứng của suy giảm thính lực đều tiến triển dần dần theo thời gian.
- Khó hiểu lời nói, đặc biệt là trong môi trường ồn ào
- Khó nghe phụ âm như s, sh, f, v, th, f, p,…
- Gặp khó khăn khi nghe mọi người nói chuyện điện thoại
- Khó nghe những âm thanh ở tần số cao như tiếng nói của phụ nữ, trẻ em; âm thanh bip trên đồng hồ hoặc lò vi sóng, tiếng chim hót
- Cần tăng âm lượng tivi hoặc đài to hơn mức bình thường
- Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm hơn, rõ ràng và to hơn
- Không thể xác định được hướng âm thanh phát ra từ đâu
- Ngại giao tiếp với mọi người
- Luôn cảm thấy chóng mặt, ù tai,
Với trẻ em, sẽ có thêm các dấu hiệu:
- Trước 4 tháng tuổi, bé không quay đầu về phía có tiếng ồn.
- Trẻ sơ sinh không bị giật mình bởi tiếng ồn lớn.
- Chỉ nhận thức được một số âm thanh nhất định.
- Chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ
- Trẻ nói với giọng rất lớn và có xu hướng tạo ra những tiếng động to hơn bình thường.
- Khi trẻ nói, lời nói của chúng không rõ ràng.
3. Nguyên nhân gây ra rối loạn thính giác
Rối loạn thính giác do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh, trẻ em đến người cao tuổi.
Dưới đây, là những nguyên nhân phổ biến nhất của mất thính lực:
- Do tuổi tác
- Tiếp xúc với tiếng ồn
- Chấn thương đầu
- Virus hoặc bệnh tật
- Di truyền học
Nguyên nhân gây mất thính giác thần kinh giác quan
- Do tuổi tác
- Chấn thương
- Tiếp xúc với tiếng ồn quá mức
- Nhiễm vi-rút (chẳng hạn như bệnh sởi hoặc quai bị)
- Dùng thuốc gây độc cho tai (thuốc làm hỏng thính giác)
- Mắc các bệnh lý như bệnh zona, viêm màng nãp, bệnh tiểu đường, đột quỵ, sốt cao hoặc nhiệt độ cơ thể tăng cao, bệnh Ménière (một rối loạn của tai trong có thể ảnh hưởng đến thính giác và thăng bằng), khối u âm thanh, huyết áp cao,…
- Béo phì
- Hút thuốc
Nguyên nhân gây mất thính giác dẫn truyền (tai ngoài và / hoặc tai giữa)
- Nhiễm trùng ống tai hoặc tai giữa dẫn đến tích tụ dịch hoặc mủ
- Thủng hoặc sẹo màng nhĩ
- Sáp tích tụ
- Trật khớp xương tai giữa (ossicles)
- Dị vật trong ống tai
- Xơ cứng tai (sự phát triển bất thường của xương ở tai giữa)
- Viêm tai giữa
- Các khối u phát triển bất thường
4. Những ai dễ bị rối loạn thính giác
Rối loạn thính giác (mất thính lực) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Trong đó, phổ biến nhất là ở người cao tuổi, độ tuổi từ 65 trở lên. Bởi lúc này, ngoài yếu tố di truyền hay do tiếp xúc với tiếng ồn tại môi trường làm việc, thì nguyên nhân chính của mất thính lực còn liên quan đến tuổi tác.
Do vậy, việc đi khám tổng quát, đo thính lực có ý nghĩa rất quan trọng giúp bạn và người thân sớm phát hiện các vấn đề liên quan đến thính giác, từ đó, có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất!
5. Giải pháp cải thiện rối loạn thính giác
Sau đây, là một số phương pháp giúp cải thiện và ngăn ngừa rối loạn thính giác:
- Hạn chế tiếp xúc trong môi trường tiếng ồn kéo dài nhất là nơi có âm thanh trên 85 decibel.
- Tránh đưa các vật lạ vào tai, các vật nhọn hoặc sắc
- Vệ sinh tai an toàn, đúng cách
- Kết hợp chế độ sinh hoạt, tập thể dục, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho thính giác vào bữa ăn mỗi ngày.
- Không hút thuốc lá
- Phẫu thuật
- Cấy ghép ốc tai
- Sử dụng máy trợ thính: Tuỳ vào mức độ khiếm thính và lứa tuổi, nên chọn dòng máy phù hợp để đảm bảo thiết bị hỗ trợ cải thiện thính giác tốt nhất.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ khếch đại âm thanh
Rối loạn thính giác tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ. Thậm chí có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm khác.Vì thế, chúng ta không nên chủ quan, mà phải đến ngay các trung tâm thính học để được các bác sỹ thăm khám, chẩn đoán, có phương pháp điều trị thính lực tốt nhất. Hy vọng, với những chia sẻ trên của Maytrothinhnhatban.com sẽ giúp các bạn đã có thêm những thông tin về rối loạn thính giác để chủ động phòng ngữa và điều trị bệnh hiệu quả.