Ù tai là một triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến là ở người lớn và người cao tuổi. Ù tai có thể xảy ra ở 1 bên tai – ù tai trái, ù tai phải hoặc ù cả 2 bên tai. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất của chứng ù tai nói chung và ù tai phải nói riêng là người bị ù tai sẽ nghe thấy những âm thanh ảo không phải phát ra từ môi trường bên ngoài mà chỉ có họ mới nghe thấy chúng.
Tuy không quá nguy hiểm nhưng ù tai sẽ gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người mắc. Vậy ù tai phải có những dấu hiệu và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Ù tai phải là gì?
Cũng như ù tai nói chung, ù tai phải không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng của các tình trạng khác như: mất thính lực, nhiễm trùng tai, tích tụ ráy tai, tiếp xúc với tiếng ồn lớn, chấn thương não, tiếp xúc với tiếng ồn lớn, bệnh Meniere,…
Người bị ù tai phải sẽ chỉ nghe thấy những âm thanh ảo xuất hiện ở bên tai phải phát ra từ bên trong đầu hoặc từ xa. Đó có thể là âm thanh của tiếng chuông, hoặc tiếng huýt sáo, vo ve, ríu rít, rít, vo ve, gầm rú, hoặc thậm chí là thét chói tai. Các âm thanh đó có thể xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng, lúc to, lúc nhỏ,… rất khó xác định
U tai, ù tai phải có 3 loại:
- Ù tai chủ quan: Đây là loại ù tai phổ biến nhất, tức là chỉ có bạn mới có thể nghe thấy một âm thanh nào đó, còn người khác thì không nghe được.
- Ù tai rung động: Khi bạn nghe thấy nhịp tim của mình bên trong tai
- Ù tai khách quan: Nghĩa là người khác cũng có thể nghe thấy âm thanh. Đây là một loại ù tai rất hiếm gặp.
Ví dụ: Nếu bạn có một tiếng thổi ở tim, bạn có thể nghe thấy tiếng rít với mỗi nhịp tim; bác sĩ của bạn cũng có thể nghe thấy âm thanh đó qua ống nghe.
Thời điểm nhận biết ù tai phải rõ nhất là vào ban đêm, khi môi trường âm thanh yên tĩnh hơn, bạn sẽ dễ nghe thấy những âm thanh ảo phát ra.
2. Biểu hiện của ù tai phải
Triệu chứng phổ biến của ù tai phải thường là:
- Tai phải xuất hiện những âm thanh ảo đa dạng như tiếng huýt sáo, vo ve, ríu rít, rít, vo ve, lách cách, gầm rú,…
- Những tiếng ồn này không đến từ bất cứ nguồn nào ở môi trường bên ngoài và chỉ có bạn mới nghe đươc chúng.
- Âm thanh có thể thay đổi lúc to, lúc nhỏ,…
- Giảm thính lực và chóng mặt
Lưu ý: Các triệu chứng của ù tai phải có thể xảy ra đột ngột, xuất hiện và biến mất theo giời gian, có thể ngắn hoặc dài. Tuy nhiên, ù tai rất dễ bị tái phát trở lại, và lâu dần nó sẽ ảnh hưởng đến cả tai.
3. Nguyên nhân gây ra ù tai phải
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ù tai nói chung và ù tai phải nói riêng, trong đó một số nguyên nhân thường gặp như:
- Giảm thính lực do tiếp xúc với âm thanh lớn như tiếng búa khoan, cưa máy và âm thanh lớn trong các buổi hoà nhạc,…
- Quá trình lão hoá tự nhiên, do tuổi tác làm suy thoái ốc tai hoặc các bộ phận khác của tai
- Tổn thương tai giữa hoặc tai trong
- Chấn thương đầu
- Sáp tích tụ trong tai
- Chất lỏng tích tụ sau màng nhĩ
- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, caffein
- Lạm dụng sử dụng một số loại thuốc gây tác dụng phụ dẫn đến ù tai như như aspirin, quinine, ibuprofen, thuốc kháng sinh aminoglycoside, thuốc trị sốt rét, thuốc chống ung thư…
Ù tai phải khi mắc một số bệnh nguy hiểm
Như đã đề cập, ù tai nói chung và ù tai phải nói riêng không chỉ báo hiệu cơ quan thính giác của bạn đang gặp vấn đề, thì nó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc một số bệnh như:
– Bệnh Meniere: Ù tai có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh Meniere, một chứng rối loạn tai trong có thể do áp suất dịch tai trong bất thường gây ra.
– Rối loạn chức năng ống Eustachian
– Thay đổi xương tai: Xơ cứng xương tai có thể ảnh hưởng đến thính giác và gây ù tai. Do sự phát triển bất thường của xương tai.
– Co thắt cơ ở tai trong: Các cơ ở tai trong có thể bị căng lên (co thắt) dẫn đến ù tai, giảm thính lực và cảm giác đầy tai. Hoặc do các bệnh thần kinh gây ra, bao gồm cả bệnh đa xơ cứng.
– Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ): U dây thần kinh âm thanh hoặc các khối u khác ở đầu và cổ: U dây thần kinh âm thanh là một khối u không phải ung thư (lành tính) phát triển trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong kiểm soát sự cân bằng và thính giác. Các khối u ở đầu, cổ hoặc não khác cũng có thể gây ù tai.
– Rối loạn mạch máu: Khi mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, mạch máu gấp khúc hoặc dị dạng – có thể khiến máu di chuyển qua các tĩnh mạch và động mạch với lực nhiều hơn. Do vậy, dẫn đến thay đổi về lưu lượng máu là nguyên nhân gây ra ù tai hoặc làm cho chứng ù tai nặng hơn.
Ngoài ra, còn do các bệnh mãn tính khác như: bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp, chứng đau nửa đầu, thiếu máu và các rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp và lupus cũng có thể dẫn đến chứng ù tai.
4. Phương pháp điều trị, cải thiện ù tai phải hiệu quả
Ù tai hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa, nhưng nếu biết phương pháp điều trị ù tai phải đúng cách, người mắc chứng ù tai sẽ có thể sẽ cải thiện tình trạng tốt hơn. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ ù tai, sẽ có các biện pháp cải thiện ù tai như:
- Sử dụng máy trợ thính: Nếu bạn bị ù tai do mất thính lực gây ra, thì nên sử dụng máy trợ thính. Thiết bị giúp người đeo điều chỉnh, kiểm soát được mức âm thanh bên ngoài để nghe dễ dàng hơn.
- Sử dụng máy tạo âm thanh: Máy được thiết kế nhỏ gọn, đeo vừa với tai và sử dụng âm thanh nhẹ nhàng, dễ chịu để giúp che những âm thanh do chứng ù tai gây ra.
- Máy phát âm thanh để bàn: Máy sẽ phát những âm thanh vui tai như sóng biển, thác nước, mưa,… giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu để ngủ sâu giấc hơn.
- Kích thích dây thần kinh bằng âm thanh: Đây là một kỹ thuật tương đối mới dành cho những người bị ù tai nặng, ù tai mãn tính. Phương pháp sẽ làm thay đổi các mạch thần kinh trong não giúp bạn hạn chế nghe những âm thanh do ù tai phát ra hiệu quả.
- Cấy ghép ốc tai: Phương pháp được áp dụng với những trường hợp người bị ù tai kèm theo mất thính lực nặng.
- Nắn khớp xương
- Phẫu thuật (cắt dây thần kinh – cắt bỏ dây thần kinh ốc tai) hoặc giải nén vi mạch – giải áp dây thần kinh ốc tai)
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu để cải thiện tâm trạng và dễ ngủ.
Ngoài các phương pháp cải thiện ù tai trên, bạn cũng cần:
- Thay đổi lối sống lành mạnh: Thường xuyên tập thể dục, có chế độ ăn uống khoa học,
- Giảm căng thẳng
- Không uống rượu, bia, hút thuốc
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường tiếng ồn lớn
- Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác (bịt tai hoặc nút tai) trong trường hợp tiếp xúc với âm thanh quá lớn trong thời gian dài).
Ù tai phải tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn nên được điều trị sớm để tránh gây nhiều trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của chứng ù tai, bạn hãy đến ngay các trung tâm thính lực để được khám đo thính giác và điều trị kịp thời ngay nhé!