Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?

Điếc bẩm sinh có chữa được không? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân của điếc bẩm sinh ở trẻ là gì? Đây có lẽ là thắc mắc của rất cha mẹ khi trẻ có những triệu chứng của mất thính lực khi còn nhỏ. Việc nhận biết và điều trị sớm điếc bẩm sinh sẽ giúp trẻ có khả năng phục hồi thính giác cao, nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bài viết dưới đây, hãy cùng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu những thông tin bạn cần biết về điếc bẩm sinh ngay nhé!

Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?
Trẻ bị điếc bẩm sinh có chữa được không?

1. Điếc bẩm sinh là sao?

Điếc bẩm sinh là tình trạng trẻ bị mất thính lực ngay từ khi mới sinh hoặc mất thính lực có thể phát triển sau này do những nguyên nhân di truyền hoặc các ảnh hưởng khác đã ảnh hưởng đến thai nhi khi còn trong tử cung (trong bụng mẹ) hoặc tại thời điểm sinh.

Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?
Điếc bẩm sinh là tình trạng trẻ bị mất thính lực ngay từ khi mới sinh hoặc mất thính lực có thể phát triển sau này do những nguyên nhân 

2. Dấu hiệu nhận biết điếc bẩm sinh

Những triệu chứng nhận biết tình trạng điếc bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là :

Ở trẻ sơ sinh (từ 0-12 tháng tuổi):

Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?
Trẻ sơ sinh từ 0 – đến 12 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu như không giật mình bởi tiếng động lớn, đột ngột
  • Không bị giật mình hoặc khó chịu bởi tiếng động lớn đột ngột
  • Không nhận ra giọng nói của cha mẹ khi 3 tháng tuổi
  • Không quay đầu về phía âm thanh khi được 6 tháng tuổi
  • Không bắt chước âm thanh hoặc các từ đơn giản khi được 12 tháng tuổi

Ở trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn, các triệu chứng mất thính giác bao gồm:

Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?
Khiếm thính ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập khi ở trường
  • Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
  • Giọng nói bất thường
  • Trẻ nói quá nhỏ hoặc nói quá lớn tiếng
  • Tăng âm lượng lớn khi xem TV hoặc nghe nhạc
  • Thiếu chú ý, hay mất tập trung, gặp khó khăn trong học tập và giao tiếp
  • Không chú ý đến các cuộc trò chuyện
  • Không trả lời khi ai đó gọi tên của trẻ
  • Khó nghe khi nghe âm thanh trong môi trường tiếng ồn lớn.

3. Nguyên nhân khiếm thính bẩm sinh

Điếc bẩm sinh ở trẻ chủ yếu là do yếu tố di truyền hoặc mất thính lực do các yếu tố khác xuất hiện trong tử cung (trước khi sinh) hoặc tại thời điểm sinh.

Do yếu tố di truyền: Theo nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, nguyên nhân gây điếc bẩm sinh ở trẻ em có đến hơn 50% là do yếu tố di truyền.

Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?
Hơn 50% nguyên nhân điếc bẩm sinh là do yếu tố di truyền
  • Trong trường hợp mất thính lực trội ở thể nhiễm trùng: cha hoặc mẹ mang gen trội gây mất thính lực và thường bị khiếm thính sẽ truyền cho con. Trong trường hợp này, có ít nhất 50% xác suất trẻ cũng sẽ bị khiếm thính. Xác suất cao hơn nếu cả cha và mẹ đều có gen trội (và thường là cả hai đều bị khiếm thính) hoặc nếu cả hai ông bà ở một bên của gia đình bị khiếm thính do nguyên nhân di truyền.
  • Trong trường hợp mất thính lực lặn trên NST thường (mất thính lực do di truyền lặn): cả cha và mẹ đều có thính giác bình thường, đều mang gen lặn. Trong trường hợp này, xác suất đứa trẻ bị khiếm thính là 25%. Bởi vì cả cha và mẹ thường có thính giác bình thường và vì không có thành viên nào khác trong gia đình bị khiếm thính, nên không có dự đoán trước rằng đứa trẻ có thể bị mất thính lực.
  • Trong trường hợp mất thính lực liên kết X: người mẹ mang gen lặn gây giảm thính lực trên nhiễm sắc thể giới tính và chỉ di truyền cho con trai, không di truyền cho con gái.

Ngoài 3 trường hợp chính nêu trên, điếc bẩm sinh do di truyền còn liên quan đến một số hội chứng di truyền như:

  • Hội chứng Down (bất thường trên một gen),
  • Hội chứng Usher (lặn trên NST thường),
  • Hội chứng Treacher Collins (trội về NST),
  • Hội chứng Crouzon (trội về NST)
  • Hội chứng Alport (liên kết X)
  • Hội chứng Klippel-Feil (dị tật bẩm sinh đốt sống cổ),
  • Hội chứng Okihiro (liệt dây thần kinh số 6),
  • Hội chứng Pendred (bệnh liên quan đến tuyến giáp).

Các nguyên nhân khác gây mất thính lực bẩm sinh không phải do di truyền:

Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?
Trong quá trình mang thai nếu người mẹ mắc các bệnh như rubella (bệnh sởi), herpes, cytomegalovirus, toxoplasmosis có thể gây điếc bẩm sinh 
  • Nhiễm trùng trong tử cung như bao gồm bệnh rubella (bệnh sởi), herpes, cytomegalovirus, toxoplasmosis hoặc một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác; thiếu oxy; hoặc yêu cầu truyền máu vì một lý do nào đó.
  • Sinh non
  • Rối loạn hệ thần kinh hoặc não.
  • Sử dụng một số loại thuốc gây độc cho tai trong thời kỳ mang thai: những loại thuốc này thường được kê đơn, bao gồm thuốc kháng sinh và một số loại thuốc giảm đau. Thuốc gây độc cho tai có thể làm tổn thương dây thần kinh thính giác hoặc các cấu trúc thính giác khác ở thai nhi.
  • Người mẹ mắc bệnh tiểu đường.
  • Người mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia và các đồ uống có nhiều cafein trong thời kỳ mang thai.

Những yếu tố không di truyền này chỉ chiếm khoảng 25% trường hợp mất thính lực bẩm sinh.

Nguyên nhân trẻ bị mất thính lực thời điểm sau khi sinh:

Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?
Nhiễm trùng tai là một trong những nguyên nhân gây khiếm thính ở trẻ nhỏ

Do tác động của nhiều yếu tố, trẻ có thể gặp tình trạng suy giảm thính lực sau khi sinh do nhiều nguyên nhân như:

  • Trẻ bị thủng màng nhĩ
  • Bệnh xơ cứng tai hoặc bệnh Meniere
  • Các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, sởi, quai bị hoặc ho gà
  • Chấn thương đầu
  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn, gây giảm thính lực do tiếng ồn
  • Viêm tai giữa không được điều trị hoặc thường xuyên (nhiễm trùng tai)
  • Tiếp xúc với khói thuốc hoặc các chất độc khác

4. Điếc bẩm sinh có chữa được không?

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ khiếm thính ở trẻ, điếc bẩm sinh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách kịp thời. Trẻ vẫn có thể nghe, nói và phát triển như trẻ bình thường. Điều này, có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của trẻ trong những năm đầu đời.

Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?
Sàng lọc khiếm thính cho trẻ giúp sớm phát hiện các dấu hiệu của suy giảm thính lực 

Vì vậy, đối với trẻ sơ sinh cần được sàng lọc khiếm thính trong khoảng thời gian sau 24 giờ đến 72 giờ sau sinh. Ở giai đoạn đầu này, xét nghiệm thường sẽ cho kết quả nhanh và chính xác nhất, sẽ giúp cho việc điều trị điếc bẩm sinh cũng hiệu quả hơn nếu phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ.

Hiện nay, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng điếc bẩm sinh giúp cải thiện thính lực cho trẻ như:

Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?
Phương pháp điều trị điếc bẩm sinh cho trẻ an toàn, hiệu quả
  • Sử dụng máy trợ thính: Thiết bị điện tử có khả năng xử lý và khếch đại âm thanh giúp trẻ khiếm thính có thể nghe tốt hơn những âm thanh từ môi trường bên ngoài.
  • Cấy ghép ốc tai điện tử: Là phương pháp được áp dụng phù hợp cho trẻ dưới 12 tháng tuổi bị suy giảm thính lực sâu ở cả hai tai. Trong trường hợp, với những trẻ lớn hơn (bị điếc sau khi học nói) dưới 6 tuổi bị mất thính lực nghiêm trọng cũng có thể cấy ghép điện cực ốc tai. Áp dụng phương pháp phẫu thuật này, trẻ sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh vào trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác, giúp tai tiếp nhận được âm thanh.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ nghe cho trẻ em bị mất thính lực nhẹ.

Hy vọng qua những thông tin mà Maytrothinhnhatban.com chia qua bài viết trên, đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn “Bị điếc bẩm sinh có chữa được không?” . Cũng như là các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra điếc bẩm sinh giúp bạn có thể phòng ngừa và điều trị khiếm thính cho trẻ tốt nhất.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *