Phương pháp dạy trẻ khiếm thính [HIỆU QUẢ]

Khiếm thính có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển các kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, xã hội và kết quả học tập của trẻ. Do vậy, nhận biết và can thiệp sớm bằng các phương pháp dạy trẻ khiếm thính sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện các kỹ năng của mình. Phương pháp dạy trẻ khiếm thính sẽ là cả một quá trình lâu dài, và sẽ cần có sự tham gia của mọi thành viên liên quan đến trẻ: cha mẹ, giáo viên, và các chuyên gia cùng đồng hành.

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính [HIỆU QUẢ]
Phương pháp dạy trẻ khiếm thính hiệu quả
Dưới đây là một số những phương pháp dạy trẻ khiếm thính bạn có thể tham khảo, để giúp trẻ cải thiện được khả năng thính giác tốt nhất.

1. PHƯƠNG PHÁP BẮT CHƯỚC

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính [HIỆU QUẢ]
Phương pháp bắt chước
Phương pháp dạy học bắt chước là cách một trong những cách giúp trẻ nhận thức và tiếp nhận thông tin mới nhanh nhất. Thông qua việc bắt chước những hành vi đơn giản của mọi người trẻ có thể khái quát hành vi học tập này để dễ dàng học thêm nhiều kỹ năng phức tạp và khó hơn.

Ưu điểm của phương pháp bắt chước:

  • Giúp xây dựng nền tảng cho các kỹ năng mới cho trẻ
  • Giúp việc học nhanh chóng và hiệu quả hơn
  • Có thể áp dụng ngay từ giai đoạn sơ sinh, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Một số những kỹ năng dạy trẻ bằng phương pháp bắt chước có thể áp dụng:

–  Mô phỏng vận động thô: Kỹ năng tập trung vào việc bắt chước các chuyển động cơ thể của người hướng dẫn như cúi đầu, đưa cánh tay ra hai bên,…

– Bắt chước âm thanh và từ ngữ: Kỹ năng tập trung vào việc bắt chước giọng nói của người hướng dẫn như các âm “o”, “a” hoặc các từ đơn giản “mama”, “baba”,…

 – Bắt chước với các đồ vật chơi đơn giản: Yêu cầu người mới bắt đầu học bắt chước các công việc chơi đơn giản như đẩy xe xuống dốc, đưa thìa vào miệng búp bê trẻ em,…

– Bắt chước hành động nhỏ: Kỹ năng tập trung vào các chuyển động nhỏ hơn, thường bằng bàn tay hoặc ngón tay như đặt các vật nhỏ vào chai, cầm bút chì với độ bám chính xác,…

Ví dụ: 6 bước cơ bản để dạy trẻ bắt bước một hành động:

  • Xác định đối tượng trẻ cần quan tâm, quan sát.
  • Thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Định hướng bằng lời nói và mô phỏng để trẻ bắt chước (giơ tay, lắc đầu,…)
  • Mô hình hoá hành động mong muốn như vỗ tay, xoa tay. Để đạt mục tiêu mong muốn cần kết hơp giữa mô phỏng thực tế và lời nhắc.
  • Yếu tố phần thưởng: Khi trẻ đã bắt trước đúng 1 hành động, hãy thưởng cho chúng bằng một phần thưởng để khích lệ tinh thần như nụ cười, một cái ôm,…
  • Lặp lại: Để đảm bảo trẻ đã ghi nhớ hành động, hãy tiếp tục lặp lại nhanh động tác vừa thực hiện cùng với trẻ.

2. PHƯƠNG PHÁP KIẾN THIẾT

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính [HIỆU QUẢ]
Phương pháp kiến thiết
Với phương pháp này, người hướng dẫn sẽ có nhiệm vụ dạy cho trẻ những cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ (tức là những câu mẫu có sẵn) để có thể sử dụng nó như những trường hợp nhất định trong giao tiếp.

3. KỸ NĂNG PHÁT ÂM

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính [HIỆU QUẢ]
Kỹ năng phát âm
Trẻ khiếm thính sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm một số nguyên âm, phụ âm và các thanh điệu điều này ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ. Do vậy, sử dụng phương pháp dạy kỹ năng phát âm giúp trẻ phát âm đúng các âm thanh, từ, câu, đoạn; biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh nói.

Ví dụ:

  • Luyện khả năng tri giác và phân biệt âm thanh: Tạo sự chú ý tập trung chú ý nghe và phân biệt âm thanh
  • Luyện cơ quan phát âm: Giúp trẻ linh hoạt, nhịp nhàng, dễ điều khiển và dễ cấu âm khi phát âm. Tuy theo mức độ khiếm thính, giáo viên có thể đứng trước mặt trẻ và nói rõ ràng, chính xác.
  • Luyện cơ vận động theo phương thức phát âm: từ từng, từng câu, từng âm riêng lẻ,…

4. TẬP ĐỌC KHẨU HÌNH MIỆNG

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính [HIỆU QUẢ]
Tập đọc khẩu hình miệng
Tập đọc khẩu hình miệng là khả năng hiểu lời nói bằng cách xem kỹ các kiểu môi và chuyển động của lưỡi và khuôn mặt của người nói. Giúp trẻ đoán được nội dung phát ngôn khi nói chuyện. Do vậy, người lớn khi nói với trẻ cần nói chậm hơn, dùng câu ngắn hơn để trẻ quan sát được mặt người đối thoại, đảm bảo chỗ ánh sáng tốt và không che miệng khi nói chuyện

Ví dụ:

  • Đầu tiên, hãy dạy trẻ bằng những đơn âm có âm môi và cử động miệng rõ như bà, bố, mẹ,… những từ quen thuộc rồi đến câu, từ dài hơn.
  • Khi trẻ quen dần, chọn 2 từ có cử động môi khác nhau như “gà”, “cá”,… lần lượt giới thiệu từng vật cho trẻ. Sau đó chỉ nói mà không nhìn vào vật, để trẻ chỉ hoặc cầm lấy đồ vật. Lặp đi lặp lại như vậy vài lần để trẻ quen và ghi nhớ.

5. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính [HIỆU QUẢ]
Phương pháp luyện nghe
Dù trẻ khiếm thính gặp khó khăn trong vấn đề nghe, nhưng việc luyện các kỹ năng nghe là điều rất cần thiết cho trẻ. Tuỳ vào mức độ khiếm thính nặng hay nhẹ sẽ có các phương pháp luyện nghe phù hợp với trẻ.

Việc luyện nghe cho trẻ có thể tiến hành qua các bước như sau:

  • Tập nghe để phát hiện ra âm thanh: Một số trường hợp, trẻ không thể xác định được hướng phát ra âm thanh. Do vậy, để tập cho trẻ nghe phát hiện ra nơi tạo ra tiếng động người hướng dẫn có thể tổ chức các trò chơi tìm tiếng động. Sau đó, thay đổi 2-3 lần vị trí âm thanh trước đó.
  • Phân biệt các âm thanh khác nhau và đoán chúng.
  • Phân biệt lời nói
  • Đổi lượt với trẻ: Để trẻ nói và người hướng dẫn đoán vật
  • Nói rõ ràng, tự nhiên. Lúc đầu nói to sau có thể nói nhỏ hơn

Để trẻ nghe rõ hơn bạn nên tránh những nơi có tiếng ồn xung quanh lớn bằng cách đóng cửa sổ, cửa ra vào và tắt máy. Sử dụng máy trợ thính hoặc cấy ghép ốc tai điện tử giúp khuếch đại thính giác của trẻ, có nghĩa là trẻ phải tập trung cao độ vào giọng nói của bạn để nghe được giọng nói đó qua mọi thứ khác.

6. DẠY TRẺ VỚI NGÔN NGỮ GIAO TIẾP BẰNG NGÓN TAY

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính [HIỆU QUẢ]
Dạy trẻ với ngôn ngữ giao tiếp bằng ngón tay
Thông qua các những cử động của các ngón tay kết hợp với biểu cảm trên nét mặt và tư thế cơ thể, người sử dụng ngôn ngữ ngón tay có thể truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của họ đến người đối diện. Phương pháp giao tiếp này được đánh giá rất hiệu quả với trẻ khiếm thính. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có hơn 100 ngôn ngữ ký hiệu khác nhau.

Khi giao tiếp, trẻ dùng các ngón tay để ghép chúng lại thành câu. Và phương pháp phù hợp với những trẻ suy giảm thính lực bước vào độ tuổi học chữ và đến trường. Cách dạy chữ cái ngón tay cho trẻ đang học chữ:

  • Viết một chữ cái.
  • Làm dấu ngón tay thể hiện chữ cái đó.
  • Yêu cầu trẻ làm dấu ngón tay.
  • Rồi yêu cầu trẻ viết chữ cái đó.
  • Sau cùng, làm dấu chữ cái ngón tay để trẻ viết

Lưu ý:

  • Như đã đề cập, dạy trẻ khiếm thính sẽ cần rất nhiều thời gian, sự kiên trì và kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Do vậy, để giúp trẻ em, và sau này, hiểu và giao tiếp tốt hơn gia đình nên kết hợp các kỹ năng giao tiếp đa giác quan như đọc thầm, ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, nét mặt, hành động, nói.
  • Cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian để để chơi, học với trẻ. Tìm hiểu một số phương pháp, kỹ năng giao tiếp để hỗ trợ bé. Và đặc biệt, hãy luôn dành sự quan tâm, yêu thương, động viên, tin tưởng để các con luôn thoải mái, không ảnh hưởng đến tâm lý tự ti, ngại giao tiếp.

Trên đây là tổng hợp một số phương pháp dạy trẻ khiếm thính mà Maytrothinhnhatban.com chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, với những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bậc phụ huynh lựa chọn phương pháp cải thiện suy giảm thính lực phù hợp với trẻ.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *