Ngưỡng nghe là gì? Tai người nghe được bao nhiêu dB

Trong cuộc sống hàng ngày, những âm thanh mà chúng ta có thể nghe thấy được phụ thuộc vào tần số âm thanh và cường độ âm thanh. Con người có thể nghe thấy âm thanh ở các tần số khác nhau và độ to nhỏ khác nhau. Khi có sự thay đổi của 2 yếu tố này, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nghe bạn.

Ngưỡng nghe là gì? Tai người nghe được bao nhiêu dB
Ngưỡng nghe là gì? Làm gì để bảo vệ tai

Thông qua bài kiểm tra thính lực được thể hiện trên thính lực đồ, bạn có thể biết được ngưỡng nghe của mình ở thời điểm hiện tại. Từ đó, xác định được mức độ mất thính lực, loại mất thính lực và những vấn đề bạn có thể gặp phải khi nghe một số âm thanh chẳng hạn như giọng nói. Vậy trên thực tế ngưỡng nghe là gì? Và cường độ tai người nghe được là bao nhiêu dB? Hãy cùng Maytrothinhnhatban.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ngưỡng nghe là gì?

Ngưỡng nghe được hiểu là mức âm thanh tối thiểu (âm thanh yên tĩnh nhất) mà tai của một người có thể phát hiện ra bất kỳ âm thanh nào trong khoảng 50% thời gian.

Trong đó,

  • Ngưỡng nghe tuyệt đối là mức âm thanh tối thiểu có thể nhận biết được ở các tần số khác nhau trong phạm vi thính giác (phạm vi nghe) của con người mà không có bất kỳ âm thanh nào khác.
  • Ngưỡng đau là mức âm thanh cường độ cao nhất ở một thời điểm bắt đầu gây khó chịu, tổn thương tai cho người nghe. Tiếp xúc lâu dài với mức áp suất âm thanh vượt quá ngưỡng chịu đau có thể gây tổn thương cơ thể, có khả năng dẫn đến suy giảm thính lực.
Ngưỡng nghe là gì? Tai người nghe được bao nhiêu dB
Mỗi nhóm tuổi sẽ có ngưỡng nghe trung bình khác nhau

Ngưỡng nghe thường giảm theo độ tuổi. Và ở mỗi nhóm tuổi ngưỡng nghe trung bình cũng sẽ khác nhau do các nguyên nhân bệnh lý khác nhau giữa tai trái và tai phải như do ảnh hưởng tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, các tế bào lông nhỏ trong tai bị hư hỏng,… dẫn đến quá trình truyền tín hiệu âm thanh gặp ảnh hưởng.

Để xác định khả năng nghe của mỗi người, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thính lực đo thính lực theo hai cách: âm lượng của âm thanh nào đó trước khi bạn có thể nghe thấy và tần số nào khó nghe hơn đối với bạn (chẳng hạn như giọng phụ nữ có âm vực cao hơn so với giọng của nam giới).

– Cường độ (độ lớn) của âm thanh được đo bằng decibel (dB).

– Cao độ hoặc tần số của âm thanh là số dao động của nó trong một giây được đo bằng hertz (Hz).

2. Ngưỡng nghe của con người là bao nhiêu?

Ngưỡng nghe được đặc trưng bởi mức âm thanh thấp nhất có thể nghe được trong 50% thời gian. Ở mỗi tai, ngưỡng được xác định ở các tần số khác nhau trong quá trình kiểm tra thính lực chẩn đoán. Thông qua thính lực đồ sẽ hiển thị chi tiết các ngưỡng nghe qua các tần số khác nhau.

Phạm vi âm thanh nghe được của tai người từ 0dB (ngưỡng nghe) đến 120-140dB (ngưỡng đau).

Dưới đây là bảng ví dụ thể hiện mức áp suất âm thanh liên quan đến ngưỡng nghe và ngưỡng đau (tính bằng dB):

Tương ứng với âm thanh ở môi trường bên ngoài Mức áp suất âm thanh điển hình (dB)
Ngưỡng nghe 0dB
Lá rung rinh 20dB
Thì thầm vào tai 30dB
Cuộc trò chuyện bằng giọng nói bình thường 60dB
Ô tô / xe cộ để quan sát kỹ lưỡng 60-100dB
Máy bay cất cánh 120dB
Ngưỡng chịu đau 120-140dB

– Nếu tiếp xúc với âm thanh có cường độ dưới 80dB sẽ không gây ảnh hưởng đến tai.

– Tiếp xúc lâu với âm thanh lớn hơn 85dB có thể gây hại cho thính giác; âm thanh ở mức 120dB là khó chịu và 140dB là ngưỡng gây đau. Điều này được gọi là mất thính giác do tiếng ồn

Một cách khác để đo âm thanh là tần số hoặc cao độ. Nó được đo bằng Hertz (Hz).

Một người có thính giác bình thường có thể nghe thấy tất cả những âm thanh từ 250 đến 8000 Hz ở mức âm lượng rất yên tĩnh. Tần số bình thường mà con người có thể nghe được theo độ tuổi là khoảng 20 đến 20.000 Hz. Nhưng phạm vi thính giác nhạy cảm nhất của người bình thường nằm trong khoảng từ 2000 đến 5000 Hz.

Như vậy:

– Phạm vi nghe bình thường của tai người là 0-25 decibel (dB). Trong đó, -10dB là mức âm thanh nhẹ nhất.

– Tần số bình thường mà con người có thể nghe được là khoảng 20 đến 20.000 Hz.

Ngưỡng nghe là gì? Tai người nghe được bao nhiêu dB
Thính lực đồ sẽ hiển thị các ngưỡng nghe qua các tần số khác nhau

Dựa vào kết quả kiểm tra thính lực, bạn có thể biết được các mức độ mất thính giác sau:

 Mức độ khiếm thính Ngưỡng nghe (dB HL)
Thính giác bình thường 25dB hoặc thấp hơn
Giảm thính lực nhẹ 26-40dB
Mất thính lực trung bình 41-65dB
Mất thính lực nặng 66-85dB
Giảm thính lực hoặc điếc nặng 85dB trở lên

3. Ngưỡng nghe và ngưỡng đau

Như đã đề cập ở trên, ngưỡng nghe là mức cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai có thể nghe được. Ngược lại, ngưỡng đau là giá trị lớn nhất của cường độ âm thanh gây ra cảm giác đau tai. Cường độ âm càng lớn, mức độ ảnh hưởng đến thính giác càng cao. Vùng nghe được là vùng nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau.

– Cường độ âm thanh nghe được 0dB là ngưỡng nghe

– Cường độ âm thanh 120-140dB là ngưỡng đau. Tức là những âm thanh phát ra có độ to từ 120dB làm đau nhức tai.

Độ nhạy của thính giác phụ thuộc trực tiếp vào tần số âm. Ngưỡng nghe lại thay đổi theo tần số của âm. Ví dụ, các âm có tần số 50Hz thì ngưỡng nghe vào 50dB. Con người có thể nghe được sóng âm có tần số 16Hz-20000Hz. Trong khi đó, ngưỡng đau lại không phụ thuộc vào tần số âm.

4. Làm gì để bảo vệ tai?

Ngưỡng nghe là gì? Tai người nghe được bao nhiêu dB
Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác khi làm việc trong môi trường tiếng ồn

Để giữ cho đôi tai luôn khoẻ mạnh và hạn chế nguy cơ bị mất thính giác do tiếng ồn gây ra, bạn có thể lưu ý những cách bảo vệ đôi tai dưới đây:

  • Sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều tiếng ồn lớn như nút bịt tai, sử dụng tai nghe chống ồn,…
  • Giảm tiếp xúc với âm thanh lớn, chẳng hạn như giảm âm lượng khi nghe TV hoặc nghe nhạc (luôn giữ âm lượng tai nghe dưới 60%).
  • Hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi tai nếu bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một khoảng thời gian dài.
  • Vệ sinh tai đúng cách, thường xuyên.
  • Không tuỳ ý sử dụng tăm bông ngoáy tai, nó có thể gây nhiễm trùng tai, hoặc tổn thương tai.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng một số loại thuốc có thể gây hại cho tai như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,…
  • Duy trì rèn luyện thể chất.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đặc biệt bổ sung các thực phẩm tốt cho tai.
  • Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Nói không với thuốc lá, rượu, bia.
  • Thường xuyên kiểm tra thính giác định kỳ 1-2 lần/năm.

Hy vọng với những thông tin về ngưỡng nghe, ngưỡng nghe của con người là bao nhiêu và cách bảo vệ tai mà bài viết này chia sẻ, sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích giúp bảo vệ thính giác đúng giác, để luôn có một đôi tai khoẻ mạnh.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *