Bị ù tai nghe kém do va chạm mạnh phải làm sao? [HỎI ĐÁP]

Va chạm mạnh tai bị ù nghe kém là tình trạng thường gặp ở nhiều người hiện nay. Nguyên nhân có thể do một cú đánh, ngã, chấn thương trong thể thao, va đập mạnh vào đầu đột ngột,… gây tổn thương dây thần kinh thính giác dẫn đến ù tai nghe kém. Chứng ù tai thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng có trường hợp ù tai kéo dài là dấu hiệu cảnh báo thính giác bị tổn thương nghiêm trọng. Do vậy, việc nắm bắt kiến thức liên quan và cách khắc phục ù tai là điều cần thiết.

Bị ù tai nghe kém do va chạm mạnh phải làm sao? [HỎI ĐÁP]
Chấn thương đầu hoặc tai là một trong những nguyên nhân gây ù tai nghe kém

1. Thông tin về chứng ù tai

Hiểu một cách đơn giản, ù tai là dấu hiệu của tai bị tổn thương. Nó báo hiệu sự gián đoạn trong cách truyền và xử lý âm thanh trong não. Hoặc là triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như mất thính giác, chấn thương tai hoặc rối loạn hệ tuần hoàn.

Các triệu chứng ù tai phổ biến nhất có thể bao gồm những tiếng động ảo (tiếng ồn phát ra từ trong tai không có trong môi trường bên ngoài, tức là ù tai chỉ người mắc mới nghe được) như:

  • Tiếng chuông
  • Ù
  • Gầm rú
  • Nhấp chuột
  • Tiếng rít
  • Ầm ầm
  • Vo ve
  • Tiếng nhạc
Bị ù tai nghe kém do va chạm mạnh phải làm sao? [HỎI ĐÁP]
Người bị ù tai luôn có cảm giác khó chịu, ù tai, nghe thấy những tiếng động lạn phát ra từ trong tai

Những loại âm thanh này có thể khác nhau về cao độ từ thấp đến cao và cường độ liên tục hoặc không liên tục và có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai. Các triệu chứng ù tai ở mỗi người là khác nhau. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tiếng ồn có thể lớn đến mức cản trở khả năng tập trung hoặc nghe âm thanh bên ngoài của người mắc. Hơn nữa, ù tai có thể xuất hiện mọi lúc, hoặc có thể đến rồi biến mất.

Có rất nhiều lý do dẫn đến chứng ù tai nghe kém. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Tiếp xúc với âm thanh cường độ cao trong thời gian dài.
  • Suy giảm thính lực do tuổi tác
  • Tắc nghẽn ráy tai
  • Những thay đổi của xương tai
  • Bệnh Meniere
  • Các thói quen không lành mạnh (hút thuốc lá, uống rượu, ăn một số loại thực phẩm và uống đồ uống có chứa caffein có thể gây ra chứng ù tai.
  • Các bệnh thông thường (thiếu máu, dị ứng, huyết áp cao, bệnh tim mạch, các vấn đề về tuần hoàn, tiểu đường và tuyến giáp,…)
  • Chấn thương đầu do ngã, các va chạm liên quan đến phương tiện ô tô, xe máy hoặc xe đạp; các chấn thương trong thể thao bao gồm bóng đá, bóng chày,… những va chạm mạnh vào đầu có thể khiến tai bị ù nghe kém, điếc tai. Tuỳ vào mức độ tổn thương của va chạm những dấu hiệu ù tai và mức độ ảnh hưởng đến thính giác, khả năng nghe của mỗi người sẽ khác nhau.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
  • Căng thẳng
  • Sử dụng một số loại thuốc gây hại cho tai

2. Bị ù tai nghe kém do va chạm mạnh phải làm sao?

Thời gian đầu, các triệu chứng ù tai do va chạm mạnh có thể không rõ ràng mà chỉ bắt đầu xuất hiện từ vài ngày hoặc vài tuần sau bị thương, thường là cảm thấy khó chịu, tai nặng nặng, đầy trong tai và giảm khả năng nghe rõ rệt.

Trong nhiều trường hợp, do chấn thương, va đập mạnh trong tai sẽ gây tổn thương đến các cơ quan thính giác như màng nhĩ, ốc tai hoặc dây thần kinh thính giác bị tổn thương nặng, sẽ làm tăng nguy cơ mất khả năng nghe hoặc ù tai không thể chữa khỏi. Do vậy, khi có lực tác động mạnh vào đầu, tai hoặc nhận thấy có các dấu hiệu của ù tai, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Tuỳ thuộc vào mức độ của chấn thương và triệu chứng ù tai, cũng như tiến hành các xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.

Cách khắc phục, điều trị ù tai nghe kém có thể bao gồm:

Bị ù tai nghe kém do va chạm mạnh phải làm sao? [HỎI ĐÁP]
Sử dụng máy trợ thính giúp cải thiện khả năng nghe ở người mắc chứng ù tai nghe kém
  • Sử dụng thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của ù tai
  • Máy tạo tiếng ồn trắng: thiết bị giúp tạo ra âm thanh tương tự như âm thanh tĩnh, hoặc âm thanh môi trường bên ngoài như mưa rơi hoặc sóng biển,…
  • Sử dụng máy trợ thính
  • Phẫu thuật
  • Phương pháp tư vấn (như liệu pháp tái tạo chứng ù tai (TRT), liệu pháp nhận thức hành vi (CBT),… ) các lựa chọn điều trị hành vi này nhằm giúp người mắc chứng ù tai sống chung với ù tai bằng cách giúp thay đổi cách suy nghĩ và cảm nhận về các triệu chứng của ù tai.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn nắm được những thông tin về va chạm mạnh tai bị ù nghe kém, dấu hiệu và cách điều trị phù hợp. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Maytrothinhnhatban.com qua Hotline 058 542 9888 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *